Trung Quốc vẫn cần Australia để phục hồi kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dù trải qua một năm liên tục "khẩu chiến" với Australia về vấn đề dịch bệnh, tuy nhiên Trung Quốc vẫn rất cần nguồn quặng sắt từ đối phương để phục hồi nền kinh tế.
Trung Quốc vẫn cần Australia để phục hồi kinh tế

Đầu tuần này, chính phủ Trung Quốc công bố chỉ số GDP của nước này đã 2,3% trong năm ngoái và là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng dương.

Nguyên nhân được cho là chính quyền Bắc Kinh đã quyết định đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng. Sản lượng công nghiệp tháng 12 năm 2020 tăng 7,3% so với một năm trước đó. Trong khi sản lượng thép thô đạt kỷ lục 1,05 tỷ tấn trong năm, tăng 5% so với năm 2019.

Trung Quốc không thể duy trì sản lượng như vậy nếu không có quặng sắt, thứ mà nước này cần để làm thép cho đường xá, cầu và các tòa nhà. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu quặng sắt nhiều hơn 17% so với năm 2019.

Australia là nước hưởng lợi từ nhu cầu khổng lồ đó, vốn chịu trách nhiệm về khoảng 60% lượng quặng sắt mà Trung Quốc nhập khẩu.

Sean Langcake, nhà kinh tế cấp cao của công ty Oxford Economics, cho biết: “Sự phục hồi công nghiệp ấn tượng của Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu sản xuất thép và Australia là nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất thép chính cho Trung Quốc”.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn nguyên liệu thô từ Australia hoàn toàn trái ngược với những nỗ lực mà Bắc Kinh đã thực hiện để gây sức ép lên chính quyền Canberra.

Sau khi chính phủ Australia kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 vào năm ngoái, Trung Quốc đã áp thuế hoặc cấm nhập khẩu rượu vang, thịt bò, lúa mạch và than đá.

Trong khi đó, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào quặng sắt từ Australia vẫn còn mạnh mẽ. Công ty khai khoáng khổng lồ Rio Tinto hôm thứ Ba báo cáo rằng các lô hàng nguyên liệu này đã tăng 2,4% trong quý trước, nhờ vào “nhu cầu lớn” từ Trung Quốc.

"Tại Trung Quốc, lĩnh vực công nghiệp đã phục hồi và hiện đang ở mức trước COVID-19 do việc triển khai nhanh chóng các biện pháp kích thích", Rio Tinto cho biết.

Fortescue Metals Group - một công ty khai thác quặng sắt lớn khác của Australia, thông báo vào tháng 10 rằng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp công ty thu về các hợp đồng kỷ lục. Fortescue Metals Group đã ký các thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD với các nhà máy thép lớn của Trung Quốc để xuất khẩu quặng sắt.

Australia không phải là quốc gia duy nhất cung cấp cho Trung Quốc nguồn nguyên liệu thô quan trọng này nhưng là nơi nhà cung cấp lớn nhất và dù quan hệ hai nước xấu đi, mối làm ăn này sẽ không thay đổi.

"Nếu các lô hàng quặng sắt từ Australia bị hạn chế, Trung Quốc sẽ buộc phải trả giá cao hơn cho việc nhập khẩu quặng sắt từ nơi khác", chuyên gia Sean Langcake nhận định.

Brazil là một trong những nước cung cấp quặng thô cho Trung Quốc, chiếm 20% nguồn cung. Nhưng các nhà phân tích tại Changjiang Futures, một công ty chứng khoán có trụ sở tại Vũ Hán, chỉ ra rằng Brazil không phải lựa chọn tối ưu.

Ví dụ, công ty khai thác mỏ lớn của Brazil Vale đã phải vật lộn với việc gián đoạn nguồn cung do nhiều công nhân của công ty đồng loạt mắc COVID-19.

Các nhà phân tích của Changjiang Futures viết trong một báo cáo nghiên cứu hồi đầu tháng 1: “Vẫn còn nhiều bất ổn xung quanh nguồn cung của Brazil vào năm 2021, vì dịch bệnh ở nước này vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả và Vale ít được cơ giới hóa hơn so với các đối thủ Australia”.

Các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng thừa nhận rằng nước này phụ thuộc rất nhiều vào Australia về nguồn tài nguyên này. Tờ International Business Daily - tờ báo chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ ra rằng Trung Quốc cần nhập khẩu phần lớn quặng sắt mà họ cần để giữ cho nền kinh tế hoạt động ổn định.

"Khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi sau đại dịch, nhu cầu về quặng sắt của nước này sẽ tăng hơn nữa trong tương lai", bài báo viết.

Theo CNN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.