Trung tâm thương mại Philippines hạn chế khách hàng mua sắm lâu

(Ngày Nay) - Các trung tâm mua sắm ở thủ đô của Philippines đã chỉnh hệ thống điều hòa không khí sang mức suổi ấm và tắt Wi-fi miễn phí để ngăn người dân nán lại quá lâu khi đi mua sắm.
Có rất ít khách tới mua sắm tại các trung tâm thương mại ở Manila. Ảnh: SCMP
Có rất ít khách tới mua sắm tại các trung tâm thương mại ở Manila. Ảnh: SCMP

Sau khi được mở cửa vào thứ Bảy, chỉ một số ít khách hàng xuất hiện tại các trung tâm thương mại khổng lồ ở Manila, nơi thường thu hút hàng triệu người mỗi ngày và thường có nhà thờ, nhà hàng, phòng tập thể dục và không gian sự kiện.

"Điều này tốt cho tôi, điều này tốt cho nền kinh tế của chúng tôi",  Yuki Alvie Merano, 31 tuổi, trong số những người đầu tiên xếp hàng vào một trung tâm thương mại, nói đùa rằng mua sắm là một liệu pháp trị liệu.

Các biện pháp phòng ngừa tại trung tâm thương mại bao gồm các buồng khử trùng, xếp hàng đảm bảo khoảng cách, kiểm tra nhiệt độ và bắt buộc đeo khẩu trang.

Trung tâm thương mại Philippines hạn chế khách hàng mua sắm lâu ảnh 1

Một khách hàng được đo thân nhiệt trước khi vào mua sắm. Ảnh: SCMP

Chỉ có một số các cửa hàng được phép mở cửa trở lại, bao gồm các cửa hàng bán quần áo, sách và đồ điện tử - nhưng các rạp chiếu phim và nhà hàng ăn uống vẫn đóng cửa.

Vào giữa tháng 3, chính quyền Manila đã áp đặt lệnh phong tỏa quyết liệt, buộc 12 triệu người dân không được ra ngoài tập thể dục mà chỉ được phép đi mua thực phẩm.

Những hạn chế về di chuyển đã được nới lỏng vào thứ Bảy để thúc đẩy nền kinh tế vốn bị đại dịch COVID-19 làm tê liệt.

Các nhà chức trách Philippines đang dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc, với mức độ kiểm soát hiện tại sẽ tiếp tục ở thủ đô Manila cho đến cuối tháng.

Người lao động Philippines đã được phép trở lại làm việc với một nửa công suất, sau khi có tin nền kinh tế của nước cnafy đã giảm 0,2% trong quý đầu năm nay.

Trung tâm thương mại Philippines hạn chế khách hàng mua sắm lâu ảnh 2

Buồng khử khuẩn được lắp đặt trước cửa trung tâm thương mại. Ảnh: SCMP

Các trung tâm thương mại đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Philippines nhưng thường đông đúc, làm dấy lên lo ngại rằng việc mở cửa sẽ khiến tình hình dịch bệnh thêm nghiêm trọng.

Nhân viên ngành bán lẻ rất vui khi được trở lại làm việc, mặc dù lo lắng về khả năng tiếp xúc với người mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện.

"Nhân viên của chúng tôi rất sợ hãi, nhưng thất nghiệp còn đáng sợ hơn", theo Kristine Grape, nhân viên một cửa hàng giày dép, chia sẻ.

Tuy nhiên, việc áp đặt các biện pháp kiểm dịch khắt khe cùng với hạn chế về điều hòa và Wi-fi khiến không ít cửa hàng lo lắng về doanh thu do sự sụt giảm về số lượng khách.

"Có vẻ như mọi người không quá phấn khích để trở lại. Có lẽ tất cả tiền của họ đã biến mất", Grape nói thêm.

Theo SCMP
Bình luận
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến các nhà khoa học tranh luận
(Ngày Nay) -  Các nhà khảo cổ học thường bắt gặp những hiện vật cổ đại vượt ra ngoài phạm vi khoa học lịch sử và không phù hợp với khái niệm hiện đại về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Một trong những phát hiện bí ẩn đó là các xác ướp Tarim đã được khai quật ở phía tây Trung Quốc, trong số đó có xác ướp của những người gốc châu Âu hoặc Kavkaz.