Từ tâm dịch Covid-19, Italy 'bật lại' khiến cả thế giới ngỡ ngàng

Mặc cho những vấp ngã thời gian đầu, Italy đã chuyển mình từ một tâm dịch nguy hiểm thành hình mẫu chống dịch Covid-19. Tuy chưa thực sự hoàn hảo, nhưng những gì đã và đang xảy ra ở “đất nước hình chiếc ủng” là bài học sâu sắc cho phần còn lại của thế giới.
Người dân Italy được khuyến khích đeo khẩu trang khi ra đường và những nơi công cộng.
Người dân Italy được khuyến khích đeo khẩu trang khi ra đường và những nơi công cộng.

Khi đại dịch Covid-19 chuyển hướng từ phương Bắc sang phương Tây, Italy trở thành tâm chấn kinh hoàng của châu Âu và là địa điểm mà tất cả mọi người đều muốn tránh xa. Không những vậy, Italy còn được coi là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh lây lan không kiểm soát ra toàn bộ “lục địa già” và một phần là Mỹ.

Nhìn lại quá khứ, trong thời gian từ tháng Hai đến tháng Tư, có những lúc Italy đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm, thậm chí có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới. Các bệnh viện, nhà tang lễ ở Italy, đặc biệt tại vùng Lombardy đã bị quá tải. Tình hình tệ tới mức, một tờ báo địa phương đã phải dành ra 10 trang chỉ để tưởng niệm những người quá cố.

Vài tháng sau, Mỹ là vùng dịch lớn nhất và cũng chết chóc nhất thế giới. Các quốc gia châu Âu từng cho rằng họ chống dịch tốt hơn Italy giờ đang đối mặt những đợt bùng phát mới. Một số phải tái áp đặt hạn chế và cân nhắc có nên tái phong tỏa hay không. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 31/7 thông báo trì hoãn kế hoạch nới lỏng hạn chế ở Anh khi tỷ lệ lây nhiễm tăng lên. Ngay cả Đức, nơi được ca ngợi vì phản ứng hiệu quả và truy vết tiếp xúc tốt, cũng cảnh báo rằng sự chủ quan đang khiến ca nhiễm tăng trở lại.

Ở chiều hướng ngược lại, tình hình tại Italy hiện tại đã sáng hơn rất nhiều, mỗi ngày quốc gia này chỉ ghi nhận khoảng 150-300 ca nhiễm mới trong tuần vừa qua, giảm đi rất nhiều so với con số kỷ lục 6.500 ca ghi nhận ngày 21/3, thuộc hàng thấp nhất châu Âu và thế giới. Số ca tử vong do Covid-19 hàng ngày ở vùng Lombardy, nơi từng là tâm dịch của Italy, giờ ở gần mức 0.

Matteo Bassetti, bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở thành phố Genoa, cho biết khi dịch lên đỉnh điểm, bệnh viện của ông tiếp nhận tới 500 ca nhiễm Covid-19. Giờ đây, khoa chăm sóc tích cực với 50 giường không có bệnh nhân và khu chuyên điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 gồm 60 giường cũng không một bóng người.

Các bác sĩ tin rằng Italy đã “lội ngược dòng” thành công nhờ vào các lệnh hạn chế đi lại, phong tỏa và giãn cách xã hội chặt chẽ, xét nghiệm rộng rãi, theo dõi dịch tễ trên phạm vi toàn quốc và quá trình từ từ mở cửa được tính toán cặn kẽ.

60 triệu người cùng đoàn kết

Sau những bước đầu chật vật, Italy đã sớm lấy lại được tinh thần và áp dụng các biện pháp phong toả, đầu tiên là các thị trấn tiếp đến là vùng Lombardy và cuối cùng là toàn quốc, dù cho virus corona không hiện diện tại nhiều nơi ở miền Trung và miền Nam. Điều đó ngăn những lao động làm việc ở miền Bắc giàu có trở về quê nhà ở miền Nam kém phát triển hơn, giảm nguy cơ lây lan rộng và thiết lập được phản ứng thống nhất.

Theo ông Francesco Longo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về quản lý chăm sóc sức khỏe và xã hội tại Đại học Bocconi ở Milan, do số lượng bệnh nhân quá đông, các bác sĩ đã phải làm việc hết mình và cực kỳ khoa học. Nhiều bệnh viện đã phải tổ chức lại cơ sở vật chất, tập trung cứu giúp các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đặc biệt, tình hình tại miền Bắc rất căng thẳng và sẽ dễ dàng “vỡ trận” nếu như chính phủ Italy không đưa ra lệnh phong toả kịp thời kéo dài hai tháng rưỡi, bắt đầu từ ngày 9/3.

Trong thời gian phong tỏa, đi lại bị hạn chế nghiêm ngặt, mọi người phải điền đơn chứng minh họ ra ngoài vì mục đích làm việc, y tế hoặc các mục đích thiết yếu khác. Một số chính quyền địa phương phạt nặng những người vi phạm quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Chính phủ Italy luôn làm theo lời khuyên từ các ủy ban khoa học và kỹ thuật. Các bác sĩ địa phương, bệnh viện và quan chức y tế thu thập hơn 20 chỉ số về virus hàng ngày và gửi chúng cho chính quyền khu vực, sau đó họ chuyển chúng đến Viện Y tế Quốc gia. Nhờ những chỉ số này, họ đánh giá cách phản ứng của đất nước hàng tuần và dựa vào đó để ra quyết sách. Đây là bước tiến dài so với tình trạng hoảng loạn, gần như “gục ngã” tại Italy hồi tháng Ba.

Có thể nói, 60 triệu người dân Italy đều đồng lòng và hướng đến mục tiêu đất nước sẽ mở cửa trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát ở mọi ngóc ngách. Từ đó, người dân đều tự cảm nhận được trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng cho công cuộc chung.

Sinh mạng người dân trên hết

Các biện pháp phong toả chặt chẽ đã giúp giảm lây lan virus trong cộng đồng. Tuy nhiên, Italy đã phải trả cái giá không hề rẻ, đó chính là nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Các quan chức Italy coi phong toả là liều thuốc tốt nhất cho căn bệnh quái ác nhưng cũng là biện pháp đau đớn nhất. Họ lập luận rằng cách duy nhất để khởi động lại nền kinh tế chính là tiếp tục làm giảm số lượng ca nhiễm xuống con số 0.

Chiến lược đóng cửa hoàn toàn cũng vấp phải nhiều chỉ trích, cho rằng chính phủ đã làm tê liệt nền kinh tế. Trong suốt thời gian phong toả, các doanh nghiệp và nhà hàng phải đóng cửa, du lịch không có khách. Italy dự kiến mất khoảng 10% GDP năm nay. Nhưng khi virus lây lan mất kiểm soát, các quan chức Italy quyết định đặt mạng sống người dân lên trên kinh tế. “Sức khỏe của người dân luôn được đặt lên hàng đầu”, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhấn mạnh.

Suy cho cùng, đây vẫn là sự lựa chọn tốt hơn nhiều so với nỗ lực mở lại nền kinh tế trong khi virus vẫn đang hoành hành, giống như tình trạng tại Mỹ, Brazil và Mexico.

Sẵn sàng cho làn sóng thứ hai

Cho dù số lượng ca nhiễm mới giảm đáng kể, nhưng Italy vẫn đề cao cảnh giác, không hề nhanh chóng hướng đến việc mở cửa ngay lập tức. Các lệnh cấm người dân không ra khỏi nhà vẫn được thi hành. Tuần vừa qua, Quốc hội Italy nhất trí gia hạn quyền lực khẩn cấp của chính phủ đến ngày 15/10, sau khi Thủ tướng Conte lập luận nước này không thể lơ là, mất cảnh giác.

Quyền lực này cho phép chính phủ duy trì các hạn chế và phản ứng nhanh chóng, bao gồm áp đặt phong tỏa, khi phát hiện bất kỳ cụm dịch mới nào. Chính phủ đã áp đặt các hạn chế nhập cảnh đối với hơn mười quốc gia, vì việc “nhập khẩu” ca nhiễm giờ là nỗi lo lớn nhất của nước này.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi tiếp tục cảnh giác ở Italy vẫn vấp phải phản đối, phớt lờ hay mỉa như nhiều nơi khác trên thế giới. Người dân vẫn được tiếp tục khuyến khích đeo khẩu trang khi ra đường và đến những nơi công cộng, nhưng không phải ai cũng tuân thủ, nhất là tại những vùng không bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Việc củng cố ý thức của người dân là vô cùng quan trọng để Italy có thể sẵn sàng cho làn sóng dịch Covid-19 thứ hai. Nhất là khi mùa thu sắp đến, kéo theo căn bệnh cúm mùa, có thể khiến làn sóng thứ hai còn khó lường hơn. Theo ông Longo, chính phủ đang tiến hành chiến dịch khuyến khích người dân tiêm phòng cúm miễn phí để tránh tình trạng quá tải cho các bệnh viện vào cuối năm.

Italy cũng đang đầu tư vào cơ sở vật chất của các bệnh viện, nhất là giường bệnh và các khu chăm sóc tích cực. Chính phủ liên bang cũng đang làm việc với các bộ ban ngành để tìm ra cách ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh trong tương lai một cách tốt nhất mà không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế. Chủ tịch vùng Tuscany Enrico Rossi cũng như một số vùng khác đề xuất các chiến dịch xét nghiệm lớn ở các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Tuy rằng Italy đã chịu đựng khá nhiều mất mát trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, thế nhưng cơn ác mộng dường như đã dần qua đi và người dân Italy hoàn toàn có thể tạm quên nỗi sợ hãi này và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Theo TG&VN
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.