Ngày 30 Tết
Theo truyền thống, vào ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc sẽ dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đón một cái Tết với khởi đầu đầy mới mẻ, may mắn.
Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Sau đó, họ mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Mâm cỗ truyền thống cúng tổ tiên của Hàn Quốc |
Đêm Giao thừa
Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma.
Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Nghi lễ cúng Tổ tiên Chesa |
Mâm cỗ đêm Giao thừa
Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi.
Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) - món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
Ba ngày Tết
Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ.
Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.
Các thành viên trong gia đình mừng tuổi ông bà, cha mẹ |
Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.
Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.
Gia đình quầy quần bên mâm cơm ngày tết |
Với các trẻ em trong những ngày Tết Nguyên Đán còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như các trò chơi như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori, một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy.
Thực đơn ngày Tết
Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng Một phổ biến thường là món ttok-kuc (có nghĩa là “ăn” một năm khác). Các món ăn khác cũng hay dùng trong dịp Tết là bánh bao, bánh pindaettok (bánh tráng kếp đậu xanh) và sujonggwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu nấu bằng gạo.
Tuy nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không chỉ dịp Tết mà cả quanh năm, đó là món cay kim chi.
Món gakkimchi |
Ttok-kuk - món ăn chính trong ngày Tết của người dân Hàn Quốc |
Vào ngày Tết luôn có món gakkimchi, nghĩa là kim chi làm với lá cải xanh trộn với vừng trắng. Một món truyền thống cũng không thể thiếu vắng là chigae, được chế từ các loại thịt hoặc cá thu nấu mềm, người lớn tuổi rất thích; món thịt viên bulgogi, giới trẻ rất thích ăn cùng với nưóc chấm pa-jun chua ngọt. Ngoài ra còn có một món đặc biệt là bibim, tức cháo gạo nếp nấu với thịt bò và rau đậu.
Bên cạnh tính đa dạng ngày càng tăng của nhiều loại đồ uống hiện đại từ phương Tây du nhập vào như các loại rượu, bia, nước ngọt, càphê... ngày nay cũng như nhiều nước Á Đông khác, uống trà theo kiểu Hàn Quốc vẫn là thói quen văn hoá ẩm thực của người Hàn.
Trẻ em Hàn Quốc đi chơi ngày tết |
Một vài loại trà ngon có hương vị đặc biệt mà người Hàn hay dùng vào dịp Tết là trà camip ướp lá trái cây hồng, rất thơm; trà saenggang ướp gừng; trà kyepicha ướp quế; trà insam trộn với sâm, rất quý; đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.