Tuổi thọ người dân Hà Nội tăng ít nhất hai năm nếu bụi mịn được kiểm soát

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đây là vấn đề được đưa ra ngày 12/8 tại Hội thảo trực tuyến Chia sẻ kết quả Báo cáo về Tác động Ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019. Cũng trong khuôn khổ của buổi hội thảo, lần đầu tiên Trường Đại học Y tế Công Cộng phối hợp Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN và Trung tâm Live & Learn công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất về Bản đồ nồng độ bụi PM2.5 và những gánh nặng bệnh tật do phơi nhiễm của người dân Hà Nội năm 2019.
(Ảnh: mediacdn)
(Ảnh: mediacdn)

Ô nhiễm không khí từ lâu đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng bảy triệu người chết do phơi nhiễm với môi trường độc hại. Đặc biệt, khoảng hơn bốn triệu người tử vong do phơi nhiễm với bụi PM2.5.

Bụi PM2.5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm. Loại bụi này hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác.

Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Do bụi mịn PM2.5 với kích cỡ li ti bằng 1/30 sợi tóc nên được coi là "sát thủ" nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp.

Việt Nam cũng không nằm ngoài mối quan tâm chung khi hậu quả do phơi nhiễm với môi trường độc hại đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau cao huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và các nguy cơ khác liên quan đến yếu tố dinh dưỡng.

Theo Báo cáo được công bố tại hội thảo, nồng độ bụi PM2.5 trên toàn thành phố thường xuyên vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia. Cụ thể, nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm của các quận, huyện và thị xã nằm trong khoảng 28,15 µg/m³ đến 39,4µg/m³.

Các quận nội thành Hà Nội - Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng - có nồng độ PM2,5 cao nhất. Đây là những khu vực tập trung đông dân cư, có mật độ dân số và giao thông cao, diễn ra nhiều hoạt động kinh tế xã hội. Các huyện ngoại thành được ghi nhận có nồng độ bụi PM2,5 thấp hơn.

Tuổi thọ người dân Hà Nội tăng ít nhất hai năm nếu bụi mịn được kiểm soát ảnh 1

Báo cáo cũng chỉ ra, gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện do phơi nhiễm với bụi PM2,5 tại Hà Nội năm 2019 là một yếu tố đáng chú ý. Cụ thể, số ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2,5 là 2.855 ca, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm trên 100.000 dân.

Tổng số năm sống bị mất của người dân Hà Nội do tử vong vì những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí là 79.933 năm. Đồng nghĩa với kỳ vọng sống của mỗi người dân bị mất đi vào khoảng 908 ngày, tương đương 2,49 năm tuổi.

Cư dân ở các quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng là những quận có tỷ suất tử vong (số ca tử vong quy thuộc/100.000 dân) cao do những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí so với các quận/huyện khác trên địa bàn thành phố.

Với sự gia tăng nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm tại Hà Nội, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch, và khoảng 2.969 ca nhập viện do bệnh hô hấp, lần lượt tương đương với 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện do hai nhóm bệnh này ở người dân Hà Nội.

Bên cạnh thực trạng về chỉ số ô nhiễm và gánh nặng bệnh tật, theo TS. Nguyễn Thị Trang Nhung, giảng viên trường Đại học Y tế Cộng đồng, có hai kịch bản về lợi ích sức khỏe cộng đồng đã có thể xảy ra trong năm 2019 nếu nồng độ bụi PM2.5 được kiểm soát trên địa bàn thủ đô.

Với kịch bản thứ nhất, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2019 được kiểm soát ở mức 25 µg/m3 (theo quy chuẩn quốc gia năm 2013), số ca tử sớm do ô nhiễm giảm 2.575 ca. Cư dân Hà Nội không mất 71.613 năm sống và kỳ vọng sống của mỗi người đã có thể tăng lên 812 ngày, tức là khoảng 2,22 năm tuổi.

Ở kịch bản thứ hai, nếu nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội năm 2019 được kiểm soát ở mức 10 µg/m3 (mức khuyến cáo của WHO), số ca tử vong sớm do ô nhiễm giảm 4.222 ca. Kỳ vọng sống của mỗi người dân Hà Nội có thể tăng lên 3,88 năm và tránh được 123.103 năm sống bị mất của cộng đồng.

Tuy kết quả trong báo cáo được nhận định thấp hơn nhiều so với mức tác động “thực tế” do sự thiếu hụt dữ liệu. Số liệu về số ca tử vong chỉ phản ánh được khoảng 80% số ca tử vong tại Việt Nam. Tuy nhiên dữ liệu bước đầu đã củng cố các bằng chứng khoa học cho thấy tác động của ô nhiễm bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng.

Tuổi thọ người dân Hà Nội tăng ít nhất hai năm nếu bụi mịn được kiểm soát ảnh 2

Từ đó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về quản lý và cải thiện chất lượng không khí tại thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Các hoạt động đánh giá chất lượng không khí cần được mở rộng, đồng thời các chính sách nhằm cải thiện chất lượng không khí cũng cần được hoạch định và triển khai kịp thời.

Theo Đại học Y tế Công cộng, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.