Tương lai bất định của các cơ sở nhân giống sư tử tại Nam Phi

(Ngày Nay) - Việc Nam Phi ngừng nhân giống động vật lớn nuôi nhốt và lệnh cấm sử dụng sư tử để kiếm lợi nhuận thương mại đã khiến một số cơ sở nhân giống giống mèo lớn này lo lắng về triển vọng kinh doanh của mình.
Tương lai bất định của các cơ sở nhân giống sư tử tại Nam Phi

Hồi tháng 12/2022, một nhóm công tác của Bộ Môi trường do cựu Bộ trưởng Barbara Creecy bổ nhiệm đã khuyến nghị đóng cửa ngành nhân giống, nhưng không đưa ra các hỗ trợ tài chính cho chủ sở hữu sư tử sau khi lệnh cấm có hiệu lực. Từ tháng 4/2024, chính phủ Nam Phi đã thực hiện các khuyến nghị này mà không có thời hạn chấm dứt hoạt động nhân giống. Sau khi chính phủ mới được thành lập sau cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 5 vừa qua, các kế hoạch về vấn đề này không có thay đổi nào.

Hiện nay, Nam Phi có hơn 8.000 con sư tử sống trong điều kiện nuôi nhốt, là quần thể sư tử nuôi nhốt lớn nhất thế giới, vượt qua quần thể sư tử hoang dã của đất nước.

Willie Le Roux, chủ sở hữu nhà nghỉ săn bắn và nhà nghiên cứu sinh sản nhân tạo động vật hoang dã, cho biết nhà nghỉ của ông đã tham gia các dự án nghiên cứu sinh sản nhân tạo của các trường đại học địa phương và quốc tế kể từ năm 2006 và vào năm 2017 đã lai tạo ra những chú sư tử con đầu tiên thông qua thụ tinh nhân tạo. Theo ông, chính phủ không nên cấp quyền nghiên cứu, nhưng sau đó lại cắt nguồn thu nhập của hoạt động này.

Nhà nghỉ của ông Le Roux cung cấp dịch vụ cho phép khách du lịch tham gia các chuyến đi bộ giáo dục có hướng dẫn với sư tử. Nguồn thu từ hoạt động này giúp ông trả lương cho nhân viên và tài trợ hoạt động nghiên cứu. Ông Asini Sanadi, nhân viên chăm sóc động vật tại nhà nghỉ của ông Le Roux trong 14 năm cho biết việc chấm dứt hoạt động nhân giống mèo lớn sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của ông, người đang phải lo cho cả gia đình.

Báo cáo của Bộ Môi trường Nam Phi khuyến khích chủ sở hữu cơ sở nhân giống tự nguyện rời khỏi ngành bằng cách an tử hoặc triệt sản động vật, hoặc giao chúng cho chính phủ để thả về tự nhiên hoặc chuyển đến các khu bảo tồn.

Bà Fiona Miles, giám đốc tổ chức phúc lợi động vật Four Paws tại Nam Phi cho biết: "Các tổ chức bảo tồn có thể phân bổ lại các quỹ và nguồn lực hiện đang dành cho ngành công nghiệp nuôi nhốt để hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn thực sự”. Theo bà Miles, các cộng đồng xung quanh khu bảo tồn động vật hoang dã và công viên quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế thông qua du lịch.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.