Ủng hộ kế hoạch đa phương chống COVID-19, Mỹ bị 'hét giá' máy thở

(Ngày Nay) - Nhóm G20 cam kết sẽ "bơm" 5.000 tỷ USD để cứu nền kinh tế toàn cầu, trong khi đó, Mỹ đang bị hét giá máy thở lên tới 1,5 tỷ USD.
Các nhà lãnh đạo G20 họp trực tuyến bàn cách ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Các nhà lãnh đạo G20 họp trực tuyến bàn cách ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Các nhà lãnh đạo nhóm G20 hôm 26-3 đã cam kết sẽ bơm 5.000 tỉ USD vào nền kinh tế toàn cầu, để giảm bớt tác động kinh tế của dịch bệnh Covid-19 và "làm những gì cần thiết để vượt qua đại dịch".

G20 là nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G20 cam kết bảo đảm dòng chảy của các nguồn cung cấp y tế quan trọng và các hàng hóa khác qua biên giới và để giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.

Các nhà lãnh đạo G20 cũng bày tỏ lo ngại về những rủi ro đối với các nước yếu ớt, đặc biệt là ở châu Phi và những đối tượng như người tị nạn, đồng thời thừa nhận sự cần thiết phải củng cố mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu và các hệ thống y tế quốc gia.

Tuyên bố chung nhấn mạnh: "Các biện pháp khẩn cấp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe sẽ được nhắm đến, cân xứng, minh bạch và tạm thời... Chúng tôi cam kết mạnh mẽ đưa ra một mặt trận thống nhất chống lại mối đe dọa chung này".

Ả Rập Saudi, hiện giữ quyền chủ tịch nhóm G20, đã triệu tập hội nghị thượng đỉnh trực tuyến trong bối cảnh dư luận trước đó đã có những chỉ trích về phản ứng chậm chạp của nhóm G20 đối với dịch bệnh Covid-19. Nó đã lây nhiễm cho hơn 470.000 người trên toàn thế giới, giết chết hơn 21.000 người và dự kiến sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ chi tiết về khoản hỗ trợ 6.000 tỉ USD, bao gồm 2.000 USD chi tiêu tài chính, đồng thời ông cũng lên tiếng ủng hộ hành động đa phương và phối hợp.

Trước đó một ngày, tại cuộc họp báo ở Geneva, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi G20 tìm kiếm sự hỗ trợ để tăng cường nguồn kinh phí và hoạt động sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân cho nhân viên y tế trong bối cảnh thiếu hụt toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo G20 cũng yêu cầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tập đoàn Ngân hàng Thế giới "hỗ trợ các quốc gia có nhu cầu sử dụng tất cả các công cụ đến mức tối đa".

Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva, có kế hoạch yêu cầu ban điều hành của IMF vào ngày 27-3 xem xét tăng gấp đôi khoản tài chính khẩn cấp 50 tỉ USD hiện có để giúp các nước đang phát triển đối phó với virus corona.

Mặc dù kêu gọi hợp tác, nhóm G20 vẫn có nguy cơ vướng vào cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi và Nga và những xích mích giữa Mỹ và Trung Quốc về nguồn gốc của sự bùng phát virus corona chủng mới.

Ở một diễn biến khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn General Motors và Ventec Life Systems cung cấp 80.000 máy thở, nhưng "choáng" với hóa đơn lên đến 1,5 tỷ USD.

Theo New York Times, lẽ ra hôm 26/3 Nhà Trắng công bố hợp đồng ký với General Motors và Ventec Life Systems, theo đó hai công ty này sẽ sản xuất 80.000 máy thở phục vụ các bệnh viện trong chiến dịch chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, cuộc họp báo đã bị hủy bỏ sau khi Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) tuyên bố cần thêm thời gian để tính toán lại chi phí. Bởi số tiền mua 80.000 máy thở này lên đến 1,5 tỷ USD.

Theo đó, chính quyền Mỹ sẽ phải trả trước cho General Motors vài trăm triệu USD để hãng này tái cấu trúc một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi ở Kokomo (banng Indiana). Tại đây, General Motors sẽ sản xuất máy thở dựa trên công nghệ của Ventec Life Systems.

Nhà Trắng cũng khó chịu với việc ban đầu liên doanh này cam kết sản xuất nhanh chóng 20.000 máy thở, nhưng mới đây thừa nhận chỉ có thể xuất xưởng 7.500 trong thời gian ngắn. Hiện các lãnh đạo FEMA đang trao đổi với quân đội để đánh giá các gói thầu khác.

Những ngày qua, chính quyền Tổng thống Trump bị chỉ trích dữ dội vì hệ thống bệnh viện Mỹ thiếu máy thở trầm trọng để đối phó với dịch Covid-19. Các bệnh viện trên toàn quốc cần hàng chục nghìn máy thở để điều trị cho những bệnh nhân yếu nhất.

Tổng giá trị hợp đồng có thể lên đến 1,5 tỷ USD, tương đương chi phí mua 18 chiếc máy bay F-35, chiến đấu cơ hiện đại nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.