Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 3: Khoa học mà như… hàng dạt

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Quá trình tìm hiểu, phóng viên Ngày Nay phát hiện, không chỉ bất thường trong việc đăng tin ảo, đăng sai chức danh nhà phản biện… mà tạp chí GMR còn lặng lẽ gỡ bỏ nội dung sai lệch không một dòng đính chính theo luật định. Đáng nói, việc kiểm soát bảo mật giữa nhà phản biện và tác giả bài báo khoa học tại tạp chí GMR cũng có những bất thường, không đảm bảo tính bảo mật nhằm đảm bảo sự khách quan độc lập trong khoa học.

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 3: Khoa học mà như… hàng dạt

“Tái bút” trong phản biện

Trong đơn giải trình, Phó Giáo sư Nguyễn Thị Trang thừa nhận,"Sau mỗi bài phản biện tôi viết thêm một đoạn là “Nghiên cứu này có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Khoảng giữa tháng 10 năm 2020, Hội di truyền y học Việt Nam (ditruyenyhoc.org.vn) sẽ tổ chức Hội nghị Di truyền y học Quốc tế lần I (Tôi trong Ban tổ chức được nhận nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu Hội nghị, xây dựng chương trình và tài trợ, nhận các bài báo, phản biện các bài báo trên số chuyên đề tạp chí Y học Việt Nam, liên lac với tạp chí Y học Việt Nam phụ trách xuất bản số chuyên đề)". Tôi đề nghị các tác giả có thể lựa chọn bài báo này để trình bày tại Hội nghị di truyền y học, tổ chức tại Hà Nội. Các báo cáo như vậy sẽ là cơ sở đánh giá ngoài cho bất kỳ bài báo uy tín nào?.

Những dòng “tái bút” trên của PGS Nguyễn Thị Trang không chỉ vi phạm quy tắc bảo mật độc lập trong khoa học, trong việc đánh giá bài báo mà còn đặt ra câu hỏi, có hay không người phản biện phím cho tác giả liên lạc, kết nối với nhau để giải quyết vấn đề?. Việc để cho tác giả và hai người phản biện không biết nhau là nhằm đảm bảo tính độc lập trong khoa học. Còn khi đã để nhà phản biện kết nối với tác giả bài báo thì khác nào giao quyền đá bóng, lẫn quyền thổi còi cho người phản biện?.

Lỗ hổng nguyên tắc lớn như này mà Ban Biên tập Tạp chí khoa học như GMR lại “để yên” cho diễn ra thì rõ ràng là không ổn.

Tiếp đó, theo trình bày của PGS Nguyễn Thị Trang, sau khi gửi bài cho PGS Trang phản biện, Tổng Biên tập Tạp chí GMR lại gọi cho bà để hỏi về đánh giá ngoài của các bài báo. Điều quan trọng này được PGS Nguyễn Thị Trang “gợi ý” cho các tác giả bài báo qua lời nhắn “Tôi đề nghị các tác giả có thể lựa chọn bài báo này để trình bày tại Hội nghị di truyền y học, tổ chức tại Hà Nội. Các báo cáo trình bày tại hội nghị Di truyền y học quốc tế lần 1 sẽ là cơ sở đánh giá ngoài cho bất kỳ bài báo uy tín nào”.

Làm thế thì khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Nếu gửi cho PGS Trang và hai cộng sự để đăng lên Hội nghị là đủ uy tín thực hiện việc đánh giá ngoài cho bài báo thì cứ gửi là xong?.

Nghiệt nỗi theo công văn số 05 của Hội di truyền Y học Việt Nam thì nhóm người này lại không được phân công tổ chức Hội thảo và xuất bản các bài báo được đăng tải trên website GMR.

Một điều lạ nữa, đó là tác giả là người Việt, bài báo thì bằng tiếng Anh, tạp chí thường đăng bài liên quan đến Di truyền Y học Châu Âu, Mỹ !.. nhẽ ra thì nên chọn người phản biện quốc gia khác để khách quan hơn. Nhưng từ tháng 1/2020, tạp chí GMR đã gửi 8 bài báo cho PGS Nguyễn Thị Trang phản biện, đa phần là của người Việt Nam. Trong 8 bài phản biện, có 4 bài đã được đánh giá lại.

Bởi vậy.

Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, đến nay trong số 9 ứng viên cho đợt xét duyệt phong hàm năm nay thì có tới ít nhất 2 ứng viên xin rút hồ sơ xét duyệt vì có liên quan đến tạp chí GMR và đáng nói hơn, họ lại là người có bài mà PGS Trang là người phản biện.

Dù PGS Trang khẳng định đây là sự ngẫu nhiên, nhưng với những gì xảy ra không thể không khiến người ta nghi ngờ là có cơ sở. Thật khó hiểu khi tạp chí GMR đưa tin, Hội nghị Di truyền Y học Việt Nam tổ chức ngày 18 tháng 10 năm 2020 và liên quan đến 21 bài báo của các tác giả Việt Nam một cách tùy tiện.

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 3: Khoa học mà như… hàng dạt ảnh 1

Văn bản 05 PGS.TS. Trần Đức Phấn gửi Hội đồng Giáo sư Ngành y, Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Đừng biến hội nghị thành chợ gom bài đăng lấy điểm, bài báo khoa học trôi nổi như hàng dạt

Trước hết, chúng tôi không có ý định quy kết kiểu “vơ đũa cả nắm” với những người làm khoa học chính đáng. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn và cần phải chấn chỉnh qua sự việc xảy ra.

Theo quy định hiện hành, điều kiện ứng viên để phong hàm GS, PGS hoặc Nghiên cứu sinh, hoặc giảng dạy…. thì phải có các bài báo hoặc chứng chỉ tham gia các khóa học đào tạo liên tục. Và thế là có cầu ắt có cung, nhiều người phải đóng tiền tham gia hội nghị, hội thảo, phải có bài đăng trên tạp chí chuyên ngành… để đủ tiêu chuẩn cho việc làm hồ sơ xét tuyển, phong hàm, đảm bảo các quy định về giảng dạy, nghiên cứu… đề ra.

Điều đáng nói, song song với những nghiên cứu, bài báo chất lượng, nghiêm túc thì cũng có những bài báo, những đề tài “vô thưởng vô phạt”. Nếu nghiên cứu thực chất, giá trị và có điều kiện về kinh tế thì tác giả sẽ gửi đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế… còn nếu không thì cũng có thể đăng trên các tạp chí nội.

Việc có chứng chỉ, bài báo sẽ giúp cho tác giả đảm bảo chỉ tiêu quy định đề ra. Riêng về những ứng viên tham gia phong học hàm, học vị thì đây là một trong những tiêu chí “lấy điểm” nhằm đảm bảo điểm số theo quy định. Với một bài báo nội địa có thể có giá trị từ 0,5 đến 1 điểm.

Liên quan đến Hội nghị Di truyền Y tế Việt Nam, theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, ước tính đã có khoảng 50 người đăng ký tham gia hội nghị để nhận chứng chỉ và 32 người gửi bài đăng tải trên tạp chí y học Việt Nam. Theo dự kiến mỗi người tham gia hội nghị để lấy chứng chỉ sẽ đóng phí 500.000 đồng và để có bài đăng trên báo Y học Việt Nam thì có giá là 1 triệu đồng.

Điều đáng nói là việc này không chỉ đến bây giờ Hội Di truyền Việt Nam mới thực hiện, mà nhiều hội khác cũng có vậy. Chỉ có điều lâu nay, các hội nghị hội thảo đều danh chính, ngôn thuận mà thôi. Nếu Hội thảo Di truyền y học quốc tế mà thành công tốt đẹp thì… liệu có hồi kết như hiện tại không?. Có bao nhiêu PGS, GS sẽ không tự chủ động rút lại hồ sơ trong lần phong học hàm lần này?."

Thử hỏi, việc Hội Di truyền thu phí đăng bài trên Tạp chí YHVN theo kiểu “Mua trang”, mua hẳn số báo chuyên đề như vậy thì liệu có đảm bảo tính khách quan độc lập của khoa học?.

Trong khi PGS Trần Đức Phấn, Chủ tịch Hội khẳng định PGS Nguyễn Thị Trang và “2 công sự” là bác sĩ Quyên và bác sĩ phương không được Hội di truyền Y học Việt Nam phân công việc tổ chức Hội thảo và xuất bản các bài báo được đăng tải trên website GMR.

Thông tin về việc Hội Di truyền Y học Việt Nam đã tổ chức hội nghị vào ngày 18/10/2020 tại trường Đại học Y Hà Nội và xuất bản số đặc biệt trên tạp chí GMR là không đúng. Do đó, trước thông tin này, Hội Di truyền cần làm rõ việc tổ chức, thu phí cấp chứng chỉ cũng như đăng bài trên tạp chí YHVN là thế nào?. Để làm rõ vấn đề này, ngày 28/11, chúng tôi đã liên lạc với PGS Trần Đức Phấn qua điện thoại và gửi một số câu hỏi qua địa chỉ email mà PGS Phấn gửi cung cấp.

Đến ngày 30/11, qua email, chúng tôi nhận được phản hồi từ Hội Di truyền Y học, như sau:

- Hội Di truyền y học Việt Nam hiện chưa có báo quốc tế nào đề nghị phản biện các bài báo nên chúng tôi không thể phân công người phản biện báo. Việc phản biện các bài báo là công việc của các cá nhân, không phải chức năng của Hội di truyền y học Việt Nam nên chúng tôi cũng xin không tìm hiểu. Hội chỉ quản lý các hội viên trong các công việc của Hội, các công việc khác của các cá nhân chúng tôi không quản lý.

- Về việc tổ chức Hội nghị khoa học, chúng tôi làm theo các quy định hiện hành: xin bạn có thể vào Fanpage của hội: https://www.facebook.com/VMGA/ để tham khảo. Hiện nay hội nghị vẫn chưa tổ chức nên số người tham dự hội nghị chưa biết.

Qua phần phản hồi này từ Hội Di truyền Y học, Hội từ chối không trả lời các câu đặt ra, phóng viên cũng đã mở liên kết như trong email cung cấp để tìm hiểu thêm. Thì liên kết báo "Trang này không hiển thị!".

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 3: Khoa học mà như… hàng dạt ảnh 2

"Bạn có thể vào Fanpage của hội: https://www.facebook.com/VMGA/ để tham khảo" Nhưng fanpage này không hiển thị như trên hình.

"Thối tiền ngược"

Trao đổi với chúng tôi, một PGS thở dài cho biết, trong khi các báo, tạp chí phải trả nhuận bút cho tác giả thì nghịch lý cay đắng ở chỗ, người nghiên cứu, bỏ ra công sức, nhưng khi muốn công bố, thẩm định công khai chất xám của mình thì bản thân họ phải trả tiền ngược lại.

Tại sao không áp dụng tiêu chí, nếu đề tài, báo cáo có bài thì gửi, các báo sẽ nhận và đăng tải, tìm người phản biện… nếu không đạt thì buộc đóng phí. Nếu đạt thì trả nhuận bút cho người ta.

Gửi bài đăng Tạp chí mà phải "thối tiền ngược" cho Tạp chí, cho người công bố, thật là "Cười ra nước mắt!".

Ở bài sau, Ngày Nay sẽ gửi đến độc giả quan điểm, góc nhìn người trong ngành về hiện trạng bỏ tiền mua bài báo khoa học ngày càng “lộ thiên”.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.