UPS đưa vào hoạt động Trung tâm Đổi mới sáng tạo đầu tiên trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quy trình tự động hóa tiên tiến, công nghệ hiện đại và số hóa đóng vai trò cốt lõi nhất tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương của UPS. Với sự ra đời của Trung tâm này, các doanh nghiệp Châu Á có cơ hội đẩy nhanh việc áp dụng kỹ thuật số vào chuỗi cung ứng trong tương lai.
Trung tâm được chính thức khánh thành bởi các giám đốc điều hành của UPS.
Trung tâm được chính thức khánh thành bởi các giám đốc điều hành của UPS.

Tọa lạc tại Singapore, Trung tâm đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương sẽ là nơi​​ UPS làm việc với các đối tác chiến lược để sáng tạo, thử nghiệm và triển khai các công nghệ tiên tiến nhằm giúp các doanh nghiệp thúc đẩy công cuộc số hóa nhằm bắt kịp một thế giới đang thay đổi từng giây.

Trung tâm được chính thức khánh thành bởi các giám đốc điều hành của UPS bao gồm ông Philippe Gilbert - Chủ tịch Toàn cầu của UPS Supply Chain Solutions và ông Sebastian Chan - Chủ tịch của UPS Supply Chain Solutions khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trung tâm được chính thức khai trương bởi Tiến sĩ Amy Khor, Bộ trưởng Ngoại giao cấp cao của Singapore tại Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Bền vững và Môi trường, người đã tham quan cơ sở cùng với ông Philippe Gilbert, Chủ tịch Toàn cầu của UPS Supply Chain Solutions và ông Sebastian Chan, Chủ tịch của UPS Supply Chain Solutions khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Công nghệ đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng

Theo dữ liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chuyển đổi kỹ thuật số là nhân tố chính trong lĩnh vực logistics và sẽ chiếm 1,72 nghìn tỷ đô la Mỹ trong các khoản đầu tư được phân bổ vào lĩnh vực logistics tính đến năm 2025.

Trước khi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diễn ra, UPS đã đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào công nghệ và đổi mới từ thực tế tăng cường (AR) đến robot tự động và máy bay không người lái. Điều này đặc biệt phù hợp với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi mà các công ty đang tăng cường đầu tư vào công nghệ tự động hóa kho bãi nhằm nâng cao năng suất và gia tăng lợi nhuận.

Ông Philippe Gilbert cho biết: “Trung tâm Đổi mới Châu Á Thái Bình Dương là nền tảng chuyên dụng của chúng tôi nhằm mang đến các công nghệ và giải pháp thế hệ tiếp theo cho cuộc sống của khách hàng. Gần hai năm gián đoạn do đại dịch đã gây ra những thay đổi rất lớn trong cách các công ty và người tiêu dùng tìm nguồn cung và giao nhận hàng hóa, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các xu hướng đã âm ỉ từ lâu như việc ứng dụng thương mại điện tử và tiêu dùng tại nhà.”

“Phương châm ‘tốt hơn chứ không phải lớn hơn’ của UPS giúp hướng sự tập trung của công ty vào các giải pháp đổi mới và lấy khách hàng làm trọng tâm trong việc phục hồi chuỗi cung ứng. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy sự ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, từ đó định nghĩa lại bối cảnh ''bình thường mới'' cho khách hàng của chúng tôi ở khu vực Châu Á và toàn bộ chuỗi cung ứng trên toàn cầu.”

Bệ phóng cho chuỗi cung ứng trong tương lai

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương sở hữu các khu vực chuyên biệt gồm mô hình nhà kho để trưng bày các công nghệ mới nhất cũng như các không gian riêng để hợp tác thí điểm với khách hàng.

Trung tâm này sẽ là nơi thử nghiệm để khám phá và ứng dụng các công nghệ mới chưa được triển khai trên quy mô lớn. UPS đã hợp tác chặt chẽ với khách hàng và các đối tác công nghệ hàng đầu để tập hợp các cải tiến như robot di động tự động (AMR), thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và máy bay không người lái. Những công nghệ này sẽ thu hẹp khoảng cách về hiệu quả trong chuỗi cung ứng, sắp xếp các hoạt động logistics đầu vào và đầu ra, dịch vụ hoàn tất đơn hàng, cũng như kiểm tra hàng tồn kho một cách hợp lý hơn bao giờ hết.

Ông Sebastian Chan cho biết “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương là nền tảng chuyên dụng giúp cung cấp các công nghệ và giải pháp thế hệ mới cho khách hàng. Đối với một công việc kinh doanh phức tạp như quản lý chuỗi cung ứng, sự hợp tác chính là chìa khóa quan trọng nhất. Thông qua quá trình làm việc với các đối tác trong ngành như Geek+, UPS tiếp tục mang đến những sự đổi mới giúp cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật số gia tăng giá trị trong bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào.”

UPS là công ty đầu tiên triển khai robot Geek+ RoboShuttle® C200M tại Singapore. Điểm nổi bật của robot này đó là khả năng lấy hàng trực tiếp trên kệ theo chiều sâu, giúp tiết kiệm gần 50% diện tích nhà kho. Ngoài ra, robot cũng được ứng dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích đơn hàng và lập lịch trình robot, từ đó tăng năng suất và độ chính xác tổng thể.

Bằng việc sử dụng kết hợp giữa robot vận chuyển Geek+ P800 để thực hiện các thao tác nâng vật nặng và tính năng quét nhanh nhiều gói hàng RFID trong quá trình vận hành kho bãi, các doanh nghiệp có thể quay vòng nhanh hơn, đạt được thông lượng cao trong thời gian ngắn hơn.

“Khả năng tương thích và bản chất mô-đun của công nghệ AMR và RFID cho phép các doanh nghiệp trong vùng có thể hợp tác với UPS và các đối tác của công ty để tìm ra nhiều cách giúp tự động hóa và tối ưu hóa chuỗi cung ứng theo nhu cầu riêng của mình.” Ông Chan chia sẻ thêm.

Những công nghệ này cũng bổ sung vào cổng thông tin UPS Supply Chain Symphony ™, cho phép khách hàng truy cập vào một nền tảng web kỹ thuật số toàn diện. Nền tảng này sẽ cập nhật thông tin liên tục theo thời gian thực và hiển thị toàn bộ thông tin từ đầu đến cuối về dòng lưu thông sản phẩm trong chuỗi cung ứng của khách hàng.

Các kế hoạch của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương bao gồm hợp tác với các học viện trong việc nghiên cứu công nghệ cho chuỗi cung ứng chuyên sâu, chia sẻ các phương pháp hay nhất trong ngành, và mở rộng Trung tâm Đổi mới sáng tạo của UPS ra các khu vực khác trên thế giới.

BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.