Vấn đề Hong Kong gây căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Trung Quốc

(Ngày Nay) - Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích London sau khi Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cảnh báo Trung Quốc về những hậu quả nghiêm trọng nếu nước này vi phạm các thỏa thuận trong biên bản bàn giao Hong Kong vào năm 1997.
Vấn đề Hong Kong gây căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Trung Quốc

Vương quốc Anh hôm thứ Năm đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Liu Xiaoming về những nhận xét "không thể chấp nhận được" sau khi ông này gạt bỏ những chỉ trích của Anh về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, và nói rằng London dường như đã quên rằng thành phố này không còn là thuộc địa.

Phát biểu của ông Liu Xiaoming đã được lặp lại bởi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, người đã lên tiếng chỉ trích ông Jeremy Hunt, rằng ông đang mơ tưởng về những vinh quang mờ nhạt của chủ nghĩa thực dân Anh và thể hiện thói quen xấu của họ khi nhìn nhận về các vấn đề của nước khác.

"Hong Kong là một phần của Trung Quốc và chúng ta phải chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, các quyền tự do ở Hong Kong đã được ghi trong một tuyên bố chung và ký kết bởi Vương quốc Anh", ông Hunt cho biết.

Ứng viên Thủ tướng Anh nói thêm rằng nước này kỳ vọng thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý "sẽ được tuân thủ, nếu không sẽ có hậu quả nghiêm trọng".

Phía Bắc Kinh đáp trả bằng cách cho biết phản ứng của Anh liên quan tới "các hoạt động xã hội" ở Hong Kong khiến cam kết của nước này đối với bản thỏa thuận là rất quan trọng và Trung Quốc "cực lực phản đối sự can thiệp của Anh tới vấn đề Hong Kong". 

"Chúng tôi khuyên Vương quốc Anh nên biết vị trí của mình, ngừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong dưới mọi hình thức và làm nhiều hơn cho sự thịnh vượng và ổn định tại đây chứ không phải ngược lại", ông Cảnh Sảng phát biểu.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1997 chấp thuận biến Hong Kong trở thành một đặc khu và có hiệu lực vào lúc nửa đêm ngày 1/7 năm 1997 sau khi hết hạn cho Vương quốc Anh thuê trong vòng 99 năm, chấm dứt 156 năm sự cai trị của Vương quốc Anh trên lãnh thổ Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp Hong Kong vào thời gian qua sau khi xuất hiện một dự luật dẫn độ được Bắc Kinh đề ra cho phép các nghi phạm ở Hong Kong bị dẫn độ về đất liền. Hàng triệu người đã đổ ra đường tuần hành nhằm phản đối khiến đặc khu trưởng Carrie Lam phải rút lại dự luật và xin lỗi công khai. 

Theo Sputnik
Bình luận
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.