Vì sao gian lận thi cử năm trước vẫn chưa xử lý hết?

Còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi năm 2019 nhưng thời điểm này vẫn chưa xử lý hết hậu quả của các vụ việc gian lận thi cử năm trước.
Vì sao gian lận thi cử năm trước vẫn chưa xử lý hết?

Ngày 11/5, Bộ GD&ĐT đã có buổi gặp gỡ, cung cấp thông tin cho việc chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng cục quản lý chất lượng khẳng định, với những điều chỉnh kỹ thuật như năm nay, gian lận tinh vi đến đâu cũng sẽ bị phát hiện, xử lý.

9 điều chỉnh về giải pháp kỹ thuật

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra trong 3 ngày từ 25 đến 27/6 với hơn 887.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, có 53% thí sinh đăng ký bài thi tổ hợp Khoa học xã hội và 34% thí sinh đăng ký dự thi bài tổ hợp Khoa học Tự nhiên, số còn lại đăng ký dự thi cả hai tổ hợp. Kết quả kỳ thi sẽ được công bố chậm 3 ngày so với năm 2018.

Sau những bê bối gian lận thi cử ở các địa phương như Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang, năm nay Bộ đã có 9 điều chỉnh về giải pháp kỹ thuật.

Ông Trinh nhấn mạnh những điểm mới mà Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu để lấp lỗ hổng ở kỳ thi năm trước, trong đó tăng cường vai trò của cán bộ, giảng viên trường ĐH trong việc coi thi, có trách nhiệm chấm bài thi trắc nghiệm thay vì Sở GD&ĐT chấm như trước.

Bộ GD&ĐT cũng quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của lực lượng in sao, vận chuyển đề thi nhằm đảm bảo tuyệt đối về tính bảo mật. Khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát 24/24. Đặc biệt, điểm mới năm nay quy định trực đêm tại phòng thi lưu trữ đề thi, bài thi phải do Phó trưởng điểm thi hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên trường ĐH, CĐ thực hiện.

“Các điểm thi phải thực hiện nghiêm việc bốc thăm phân công cán bộ coi thi. Vì như thế, sẽ khó có chuyện cán bộ muốn coi thi phòng thi nào đó cũng được”, ông Trinh nói. Ngoài ra, năm nay quy chế cũng thống nhất cách niêm phong túi đựng bài thi. Cụ thể, toàn quốc sử dụng nhãn niêm phong theo mẫu bằng giấy dễ rách, dùng 1 lần trên nhãn niêm phong có họ tên, chữ ký của Phó trưởng điểm thi. Sau khi dán nhãn sẽ phủ một lớp băng dính trong lên nhãn niêm phong một vòng quanh túi đựng bài thi. Với cách làm như vậy, nếu có sự can thiệp sẽ dễ dàng bị phát hiện.

Cũng theo ông Mai Văn Trinh, năm nay căn cứ kết quả phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết sẽ chấm thẩm định các bài thi. Bộ cũng đã nâng cấp phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng liên thông, đảm bảo chính xác và bảo mật dữ liệu.

Trước đây, máy quét cả lô với nhiều bài thì năm nay máy quét theo lô 24 bài thi của một phòng, sau đó niêm phong. Tiến hành mã hoá toàn bộ dữ liệu quét ảnh xử lý trung gian, chỉ những người cấp phép mật mã, phá mã mới có thể can thiệp được. Ngoài ra, trong phần mềm chấm thi, toàn bộ các thao tác xử lý sẽ được lưu vết. Do đó, nếu cá nhân, đơn vị nào có can thiệp vào quá trình chấm thi sẽ dễ dàng bị phát hiện.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng cũng thừa nhận, khi rà soát lại quy trình ông thấy rủi ro nhất là khâu coi thi. Vì thế, yêu cầu tất cả các địa phương thực hiện nghiêm việc bốc thăm cán bộ coi thi. “2 giám thị trên 1 phòng nghĩa là coi 24 thí sinh, nếu làm hết trách nhiệm của mình thì bất cứ hành vi nào có ý gian lận cũng sẽ bị phát hiện”, ông nói.

Chưa xử lý hết hậu quả của các vụ việc gian lận thi cử năm trước

Còn hơn 1 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi năm 2019 nhưng thời điểm này Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan liên quan vẫn chưa xử lý hết hậu quả của các vụ việc gian lận thi cử năm trước. Lãnh đạo Bộ cho biết, bê bối thi phát hiện tháng 7/2018 nhưng phải đến tháng 3/2019 bằng rất nhiều sự nỗ lực ngành công an mới có kết quả. Thời điểm này, sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra, khi có kết quả sẽ tiếp tục xử lý.

Nhiều câu hỏi dành cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT về việc những thí sinh gian lận, ngồi nhầm chỗ đã bị đuổi về làm mất suất học của những thí sinh khác sẽ được xử lý thế nào, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ giáo dục Đại học cho rằng, không thể khắc phục hết hậu quả.

Bà Phụng lý giải, việc xử lý vi phạm gian lận thi cử có 2 khâu đặt ra gồm xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả. Về mặt lý thuyết, số thí sinh gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã nhập học, trong đó có 82 thí sinh đã bị hủy kết quả nhập học là chiếm chỗ thí sinh khác. Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ so với những thí sinh trúng tuyển mà không nhập học.

Hàng năm có khoảng 22.000 thí sinh trúng tuyển do đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng không nhập học vào các trường lẽ nào cũng là chiếm chỗ thí sinh khác? “Nếu giải quyết việc những thí sinh có điểm thi tiệm cận điểm tuyển sinh do 82 thí sinh trước đã bị chiếm chỗ thì những thí sinh đăng ký nguyện vọng, trúng tuyển không vào học cũng tương tự như vậy sẽ xáo trộn toàn bộ hệ thống. Vì thế, cái này được xếp vào hậu quả không có khả năng khắc phục đến cùng”, bà Phụng nói.
Theo Tiền Phong
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.