Vì sao Tổng thống Hàn Quốc không từ chức?

Thiếu người kế nhiệm, chưa có bằng chứng luận tội thích đáng, đảng đối lập còn yếu thế... được cho là những lý do khiến Tổng thống Park Geun Hye vẫn tại vị.
Bà Park Geun Hye
Bà Park Geun Hye

Mới đây, bà Park bị buộc tội thông đồng tham nhũng với 3 nhân vật thân cận trong chính quyền của mình. Hàn Quốc đang điều tra liệu nữ tổng thống có liên quan đến vụ bê bối gây rúng động nước này hay không. 

Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình yêu cầu bà Park từ chức không có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, bất chấp những bất ổn, tỷ lệ ủng hộ thấp và việc từ chức của một số trợ lý chủ chốt, các nhà phân tích nói rằng Park Geun Hye nhiều khả năng sẽ không từ bỏ ghế tổng thống. 

Thiếu vắng người kế nhiệm

Ở Hàn Quốc, thủ tướng không có thực quyền. Sau khi sa thải ông Hwang Kyo Ahn vào tháng 11, bà Park đã đề cử ông Kim Byong Joon, giáo sư tại Đại học Kookmin, Seoul thay thế vị trí thủ tướng Hàn Quốc nhưng vẫn chưa được quốc hội thông qua.

Trong khi đó, truyền thông Hàn Quốc đã đề cập đến khả năng tranh cử tổng thống của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ tại tổ chức này vào tháng 12/2016.

Ông Ban chưa xác nhận khả năng này nhưng hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết ông nhận được sự ủng hộ lớn trong các cuộc thăm dò được công bố hồi tháng 9. 

Tuy nhiên, John Delury, một chuyên gia về Hàn Quốc tại Đại học Yonsei, nói với CNN rằng mối quan hệ gần gũi của ông Ban với các thành viên đảng cầm quyền của bà Park có thể là yếu tố bất lợi với ông. 

Vì sao Tổng thống Hàn Quốc không từ chức? ảnh 1Các cuộc biểu tình yêu cầu bà Park từ chức không có dấu hiệu suy giảm.

Đảng cầm quyền không lên tiếng

Các cuộc biểu tình yêu cầu bà Park từ chức diễn ra rầm rộ trên khắp cả nước nhưng theo Paul Cha, nghiên cứu lịch sử Hàn Quốc tại Đại học Hong Kong, cho biết vẫn không có lý do cụ thể khiến tổng thống Hàn Quốc phải từ chức. 

"Sự phản đối kịch liệt trong nước là rất lớn và một số lãnh đạo của các nhóm chính trị đối lập cũng yêu cầu bà ấy từ chức. Nhìn chung, phe đối lập có xu hướng muốn luận tội bà trong khi đảng cầm quyền (Saenuri) không gây áp lực tương tự với nữ tổng thống", ông nói.

Giới báo chí vẽ lên hình ảnh một tổng thống yếu đuối nhưng trên thực tế, bà Park vẫn không chọn cách từ chức để giải tỏa áp lực từ phía dư luận. 

Đảng đối lập còn yếu

Theo giáo sư về quan hệ quốc tế Dave Kang tại Đại học South California, mặc dù có chung quan điểm muốn Park Geun Hye từ chức, các đảng đối lập lớn vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ người dân.

"Mọi người đều biết rằng sẽ có một khoảng trống quyền lực nếu bà ấy từ chức... Đó là lý do phe đối lập không đưa ra lý lẽ luận tội. Nếu bà Park từ chức, cuộc bầu cử mới sẽ được tiến hành sau đó 60 ngày và (đảng đối lập) vẫn chưa sẵn sàng nắm quyền", vị giáo sư phân tích đồng thời cảnh báo nguy cơ bất ổn chính trị nếu tổng thống Hàn Quốc từ bỏ vị trí hiện tại.

Sở hữu quyền miễn trừ truy tố

Một khi vẫn là tổng thống, bà Park vẫn được hưởng quyền miễn trừ truy tố, trừ khi phạm tội phản quốc.

Bà Park buộc phải từ chức chỉ khi bà thực sự có tội và để lộ "dấu vết". Tính đến thời điểm hiện tại, các công tố viên Hàn Quốc mới chỉ chính thức truy tố người bạn thân "pháp sư" và hai cựu trợ lý thân tín của Tổng thống Park Geun Hye.

Vì sao Tổng thống Hàn Quốc không từ chức? ảnh 2Bà Park Geun Hye chụp cùng cha, cựu Tổng thống Park Chung Hee. Ảnh: Fullkorea

Gia thế của bà Park

Bà Park là con gái của ông Park Chung Hee, tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 1961-1979, người bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo nước này. Vụ việc xảy ra chỉ 5 năm sau khi mẹ bà lĩnh nhầm viên đạn vốn nhằm vào chồng.

Là con gái cựu tổng thống Hàn Quốc, bà Park đã phải trải qua quá trình chiến đấu lâu dài và khó khăn để được trở lại Nhà Xanh và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Bà chắc chắn sẽ không từ bỏ vị trí này một cách dễ dàng.  

Theo Zing
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.