'Viên nang thời gian' ngoài hành tinh rơi xuống Úc trong mưa sao băng

Giữa trận mưa sao băng, thiên thạch Murchison 7 tỉ năm tuổi đã hạ cánh xuống trái đất, mang theo những vật chất chưa từng thấy và bí mật về những ngôi sao chết.

Phải mất tận 50 năm tìm tòi, các nhà khoa học mới có thể đưa ra lời giải cuối cùng cho những bí mật mà thiên thạch già hơn Hệ Mặt trời đến 2,43 tỉ năm tuổi này mang đến trái đất giữa trận mưa sao băng kỳ thú.

Nhóm nghiên cứu lần này gồm tiến sĩ Philipp Heck và các cộng sự đến từ những đơn vị ông đang phụ trách và giảng dạy: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Trung tâm Hóa học Vũ trụ Chicago, Đại học Chicago (Mỹ). Họ đã tìm thấy nhiều hạt silicon tổng hợp từ 4,6 đến 7 tỉ năm tuổi trong thiên thạch Murchison. Và đó là những mảnh sao thực sự, có nguồn gốc từ các vì sao già hơn mặt trời và có thể đã tan vỡ.

'Viên nang thời gian' ngoài hành tinh rơi xuống Úc trong mưa sao băng ảnh 1

Ảnh đồ họa mô tả "viên nang thời gian" ngoài hành tinh mang các vật chất tiền mặt trời, theo mưa sao băng rơi xuống trái đất - Ảnh: NASA/JPL/STScI

Trong bài công bố mới trên Proceedings of the National Academy of Sciences, cho biết họ đã nghiền nát một vài mảnh từ thiên thạch Murchison thành bột. Bột này nhão và cay nồng, có mùi như bơ đậu phộng bị thối. Bột này được hòa tan với axit cho đến khi chỉ còn lại những hạt silicone tổng hợp.

Bằng cách đo mức độ tiếp xúc của chúng với các tia vũ trụ, họ đã tính toán được tuổi của mỗi mẩu vật chất. Hầu hết chúng là những vật chất tiền mặt trời, tức tuổi đời "già hơn" mặt trời.

Các bước phân tích càng cho thấy sự vô giá của thiên thạch Murchison. Nhóm nghiên cứu gọi nó là "viên nang thời gian". Thỉnh thoảng trong lịch sử, con người bỏ những thứ của thời đại mình vào hộp kín, chôn nó để rồi nhiều đời sau, những người khác đào nó lên. Khi đó chiếc hộp đã thành mọt viên nang thời gian chứa những dữ liệu lịch sử quý. Tự nhiên cũng có những viên nang thời gian của riêng mình.

Thiên thạch này là một ví dụ. Các bước phân tích sâu hơn đã giúp nhóm nghiên cứu lần tìm về một vụ nổ khủng khiếp xảy ra 7 tỉ năm trước, giết chết hàng loạt ngôi sao trẻ. Những mảnh sao trộn lẫn bụi vũ trụ thành thiên thạch Murchison, lang thang trong không gian, để rồi lạc vào Hệ Mặt trời và đến tận năm 1969, trong một trận mưa sao băng, mới rơi xuống trái đất.

Địa điểm rơi là Murchison, nước Úc, vì vậy thiên thạch cũng được đặt tên Murchison.

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
(Ngày Nay) - Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
(Ngày Nay) - Thời tiết mùa hè nắng nóng, dễ bị đột quỵ, người dân cần có kiến thức để phòng tránh và được cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đột quỵ.
Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.