Việt Nam xuất khẩu hơn 415 triệu khẩu trang mùa dịch COVID-19

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 4, khẩu trang của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất đi nhiều nhất tới thị trường Nhật Bản với 32,7 triệu chiếc, Hàn Quốc 17,1 triệu chiếc, Đức 11,1 triệu chiếc, Mỹ 10,4 triệu chiếc.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 4, khẩu trang của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất đi nhiều nhất tới thị trường Nhật Bản với 32,7 triệu chiếc, Hàn Quốc 17,1 triệu chiếc, Đức 11,1 triệu chiếc, Mỹ 10,4 triệu chiếc.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 4, khẩu trang của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất đi nhiều nhất tới thị trường Nhật Bản với 32,7 triệu chiếc, Hàn Quốc 17,1 triệu chiếc, Đức 11,1 triệu chiếc, Mỹ 10,4 triệu chiếc.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4 (số liệu mới được thống kê tới ngày 19/4), tổng lượng khẩu trang các doanh nghiệp xuất khẩu đạt 88,2 triệu chiếc, trị giá 34 triệu USD. 

Trong đó, theo khai báo hải quan chủ yếu là khẩu trang vải, vải chống bụi mịn, khẩu trang vải 100% cotton, khẩu trang 2 lớp vải cotton. 

Về loại hình, có 36,88 triệu chiếc sản xuất theo kiểu gia công; còn xuất kinh doanh, xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại (biếu, tặng) khoảng 51,30 triệu chiếc. 

Theo phân loại hồ sơ, khẩu trang của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất đi nhiều nhất tới thị trường Nhật Bản với 32,7 triệu chiếc; Hàn Quốc 17,1 triệu chiếc; Đức 11,1 triệu chiếc; Mỹ 10,4 triệu chiếc; Hồng Kông 4,1 triệu chiếc; Singapore 1,8 triệu chiếc; Ba Lan 1,5 triệu chiếc; Australia 1,5 triệu chiếc; Trung Quốc 1,5 triệu chiếc; Lào 1,2 triệu chiếc; Nam Phi 1,1 triệu chiếc...

Nếu tính luỹ tiến từ đầu năm tới 19/4, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam đạt 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD.

Mới đây, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều 28/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý bãi bỏ giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế theo Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ.

Theo Tiền Phong
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).