VinSmart đã phải vượt qua hàng loạt bài kiểm thử khắt khe nào để vào thị trường Mỹ?

 Dựa theo nhiều tài liệu khác nhau của Uỷ ban Truyền thông Mỹ, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ và tiêu chuẩn riêng của AT&T, điện thoại do VinSmart sản xuất đã phải vượt qua những bài “test” dưới đây trước khi có cái “gật đầu” của nhà mạng AT&T.

Theo thông tin từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ thuộc Sở Công Thương Mỹ, mỗi mẫu điện thoại được phép xuất sang thị trường Mỹ bắt buộc phải đạt hai chứng chỉ: chứng chỉ quốc tế và chứng chỉ nhà mạng.

VinSmart đã phải vượt qua hàng loạt bài kiểm thử khắt khe nào để vào thị trường Mỹ? ảnh 1

Sảnh trụ sở AT&T tại Dallas, Mỹ - nơi thực hiện những bài kiểm thử thực tế của những thiết bị điện thoại mới trước khi ra mắt.

Theo thông tin trong tài liệu được tìm thấy liên quan tới phát triển phần cứng được AT&T phát hành vào ngày 19/1/2012, mỗi chiếc điện thoại đều phải vượt qua một bộ chứng chỉ đồ sộ về thu phát sóng, âm thanh, an toàn theo tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới.

Cụ thể, bài kiểm tra đảm bảo về giao thức mạng, tương thích mạng không dây (Kí hiệu chuyên ngành: PTCRB) được thực hiện bởi CTIA - Hiệp hội viễn thông di động. Đây được coi là bài kiểm tra mang tính “toàn cầu” và những hãng điện thoại lớn như Samsung, Apple... được bán tại Mỹ và các nước Châu Âu đều cần chứng nhận này. Chi phí cho riêng bài kiểm thử này thuộc diện cực đắt - lên tới 200 ngàn USD để thực hiện khoảng 5000 lần thử nghiệm bao gồm kiểm tra giao thức mạng, kiểm tra khung bản tin trao đổi, an ninh mạng. Có khoảng 50 chiếc điện thoại được tiến hành thử nghiệm cùng lúc và bắt buộc phải đạt tỷ lệ thành công ở mức tuyệt đối, 100%.

  
VinSmart đã phải vượt qua hàng loạt bài kiểm thử khắt khe nào để vào thị trường Mỹ? ảnh 2

Chuyên gia đang thực hiện thao tác chuẩn bị cho bài kiểm tra khả năng thu/phát tại phòng Lab của CTIA.

Tiếp theo, các mẫu điện thoại cần có chứng chỉ đảm bảo chất lượng sóng vô tuyến được cấp bởi Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC). Các bài kiểm tra sẽ đưa ra kết quả về việc các mẫu điện thoại sử dụng đúng phổ tần số và công suất cho phép, đảm bảo không gây nhiễu đến các thiết bị khác khi hoạt động, đảm bảo công suất thu/phát dưới ngưỡng ảnh hưởng đến cơ thể con người.

Bên cạnh đó, các mẫu điện thoại cần đạt chứng chỉ theo yêu cầu riêng của nhà mạng. Điển hình, AT&T là nhà mạng có yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng với những bài kiểm thử nổi tiếng khốc liệt về cơ khí, độ ổn định và độ bền của sản phẩm.

Ví dụ, mẫu điện thoại được thả rơi từ 3 độ cao khác nhau, tiếp đất bằng 6 cạnh và áp dụng trên ít nhất 15 chiếc. Sau đó, sử dụng những chiếc điện thoại này tiếp xúc trực tiếp với hoá chất tẩy rửa, đưa vào nhiệt độ từ âm 20 tới 58 độ C trong 48 tiếng và đưa vào các phòng mô phỏng môi trường thực tế. Các mẫu điện thoại vượt qua bài thử nghiệm phải không được có quá 8 lỗi (hư hỏng màn hình, vỡ, hỏng hóc linh kiện...) và phải sử dụng được bình thường, vẫn nghe gọi tốt.

Ngoài ra, bài kiểm tra về độ ổn định phần mềm đòi hỏi điện thoại phải trong tình trạng 95% bộ nhớ đầy và hoạt động liên tục với các tác vụ cơ bản như gửi tin nhắn, gọi điện thoại, chơi game trong 800 giờ không có lỗi. Để đạt chứng chỉ, tất cả mẫu điện thoại phải vượt qua 95% kịch bản và không xảy ra lỗi như giật, lag, ngắn tín hiệu khi thực hiện cuộc gọi.

Theo những thông tin được công bố trên FCC và PTCRB (các chứng chỉ về sóng và chứng chỉ về tương thức mạng), những mẫu điện thoại mới của VinSmart đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, chinh phục được thị trường khó tính và giàu tiềm năng bậc nhất thế giới.

  
VinSmart đã phải vượt qua hàng loạt bài kiểm thử khắt khe nào để vào thị trường Mỹ? ảnh 3

Trung tâm điều hành mạng quản lý hơn 160 triệu thuê bao của AT&T tại New Jersey, Mỹ.

Việc VinSmart đặt chân đến Mỹ và hợp tác cùng AT&T là bước đi chiến lược để hãng điện thoại Việt trở thành nhà sản xuất số lượng lớn cho các đối tác trên thế giới, khẳng định vị thế của sản phẩm công nghệ Việt tại “sân chơi toàn cầu”

Theo Vietnamnet
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.