Bộ Ngoại giao Nga đã phải ra tuyên bố về vụ việc, kêu gọi một cuộc điều tra khách quan, minh bạch. Ngày 21.7, Liên Hợp Quốc đã chính thức ra Nghị quyết chỉ trích vụ bắn rơi MH17 và ủng hộ một cuộc điều tra toàn diện.
Những cáo buộc từ chính quyền Kiev và phương Tây
Thông tin mới nhất thì Mỹ đã lên tiếng khẳng định, nhiều bằng chứng chỉ rõ, tên lửa được chuyển tới từ Nga mà quân ly khai ở Ukraine đã sử dụng là nguyên nhân dẫn đến thảm họa MH17. Phương Tây lên tiếng sẽ trừng phạt Nga nếu nước này không có động thái tích cực về vụ việc. Thông tin được đăng tải trên nhiều trang báo lớn cho biết, Đại sứ quán Mỹ tại Kiev xác nhận, những cuộc thoại của các phiến quân thảo luận về việc họ bắn hạ máy bay MH17 là hoàn toàn có thật. Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, ông John Kerry cũng tái khẳng định quân ly khai ở Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa được chuyển tới từ Nga.
Trước những thông tin mà Mỹ đưa ra, nhiều quốc gia phương Tây đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của Mỹ và “đe dọa” sẽ đưa ra lệnh trừng phạt thương mại với Nga. Thủ tướng Hà Lan, ông Mark Rutt nói: “Tổng thống Putin đang có cơ hội cuối cùng để chứng tỏ thiện chí muốn hợp tác của mình”. Trong khi đó, Thủ tướng Anh, ông David Cameron cũng cho biết, Anh đã sẵn sàng thực hiện lệnh cấm vận đối với Nga. Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Putin gần đây, Thủ tướng Đức, bà Merkel đã đề nghị Nga tăng cường hợp tác với các nước phương Tây. Ngoại trưởng Đức, ông Frank Walter Steinmeier cũng nói với báo giới Đức rằng, “Nga có thể có cơ hội cuối cùng để đưa ra giải pháp cụ thể”.
Lộ trình bay của MH 17. |
Nga “phản pháo”: “NATO đang tìm mọi cách để “hạ” Putin?”
Trong bài viết có tên “Putin’s plane could be original target” (tạm dịch: Máy bay của Tổng thống Putin có thể là mục tiêu ban đầu) đăng tải trên tờ Pravda đã phân tích rằng, máy bay chở Tổng thống có thể là mục tiêu ban đầu của vụ bắn hạ. Một nguồn tin giấu tên được báo Pravda dẫn lời cho biết, các quan chức của Cơ quan Hàng không Liên bang Nga (Rosaviation) tin rằng, mục tiêu ban đầu của vụ bắn rơi có thể là máy bay của Tổng thống Nga Putin. "Máy bay phản lực của Tổng thống và máy bay Boeing của Malaysia giao nhau tại cùng một điểm, ở độ cao 10.100 mét. Các đường nét của hai chiếc máy bay tương tự nhau, gần như giống hệt nhau ở tầm nhìn xa", báo Pravda đưa tin. Tuy nhiên, sau đó, phát ngôn chính thức của Rosaviation khẳng định, cơ quan này không bao giờ bình luận về đường bay của Air Force One.
Trước đó, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, Ukraine phải chịu trách nhiệm về thảm họa, đồng thời ông kêu gọi các nhà chức trách Nga hỗ trợ mọi mặt để quá trình điều tra được thuận lợi. "Thảm kịch đã không xảy ra nếu hòa bình trên thế giới được duy trì và cuộc chiến ở phía đông Ukraine chấm dứt. Chúng tôi phải làm tất cả khả năng của mình để có được thông tin khách quan nhất về Nga, Ukraina và cả thế giới. Không ai có quyền đưa ra kết luận khi chưa có những bằng chứng khách quan về vụ tai nạn", ông Putin nói.
Trong bài viết khác có tên “MH 17: Some conclusions - Did NATO try to murder Putin?” (Tạm dịch: MH17: Một vài kết luận – NATO cố gắng để “hạ” Putin?), đăng tải trên Pravda hôm 19.7 khẳng định rằng, các phương tiện truyền thông phương Tây với những bài viết giật “tít” rất kêu, đổ lỗi cho Nga hoặc trực tiếp là Tổng thống Nga, hay lực lượng chống Kiev ở Đông Nam Ukraine mà không có bằng chứng là hoàn toàn sai lầm.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố khoát rằng, không có đơn vị nào thuộc lực lượng vũ trang Nga tham gia vào vụ việc vì Nga không kiểm soát các khu vực ở miền Đông Ukraine. Bên cạnh đó, vị trí bay của máy bay Boeing 777 đã nằm ngoài phạm vi của hệ thống phòng không của Nga. Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, hiện có các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Ukraina đang ở khu vực xảy ra vụ việc. Đó là những đơn vị được trang bị hệ thống tên lửa Buk-M1. Ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Donetsk, trung đoàn tên lửa 156 của lực lượng vũ trang Ukraine được triển khai với 27 tổ hợp Buk M1. Với những thiết bị hiện đại, trung đoàn tên lửa có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 160km.
Hình ảnh cầu nguyện này khiến nhiều người nhớ đến vụ mất tích của máy bay MH 370 hồi tháng 3 vừa qua. |