Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.

Những ngày vừa qua, Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng Emi (Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sôi nổi với hoạt động làm bánh Trung thu miễn phí cho học sinh các lứa tuổi khác nhau.

Vừa trực tiếp tham gia quá trình làm bánh, các em tham gia còn tự trang trí những chiếc hộp đựng bánh để mang về nhà.

Thầy giáo Vũ Trọng Nghĩa (Chủ xưởng Kitchen, Trường Maya, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là người hướng dẫn các bạn nhỏ làm bánh, chia sẻ: “Chiếc bánh là biểu hiện của tình yêu và sự quan tâm, chăm sóc khi các con làm bánh nghĩ về ai đó và dành tặng cho ai. Bánh Trung thu cũng có ý nghĩa như vậy".

Được biết, khi có thông tin Trường Mầm non Bản Hú, Trù Lình, Xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái cần hỗ trợ các bạn nhỏ có niềm vui tới trường sau bão lũ, thầy Nghĩa cùng với các em nhỏ tổ chức tiếp buổi làm bánh quy để tặng các bạn vùng lũ.

“Ngoài công thức nấu ăn ngon, tôi cũng muốn chia sẻ với các con về lòng biết ơn, sự sẻ chia với cộng đồng chút sức lực nhỏ bé của mình”, thầy Nghĩa chia sẻ.

Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ ảnh 1

Niềm vui khi tham gia làm bánh của các em nhỏ tuổi mầm non.

Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ ảnh 2

Thành phẩm trước khi mang đi nướng bánh.

Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ ảnh 3

Đã có những chiếc hộp handmade chờ bánh được ra lò.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.