Vườn Ba Tư bắt nguồn từ những năm 4000 TCN, nhưng rõ nét nhất trong giai đoạn vương triều Achaemenid (hay Đế quốc Ba Tư, khoảng 550-330 TCN), thể hiện qua các hình vẽ trang trí trên đồ gốm thời đó.
Vườn Ba Tư là khu vườn kín, bao quanh bởi các bức tường. Thiết kế phổ biến của khu vườn là khu đất hình chữ nhật, phân chia công phu bởi các đường nước, thường là kênh rạch, hồ, đôi khi là các đài phun nước và thác nước. Diện tích mặt nước thường chiếm một phần tư diện tích vườn.
Bắt đầu từ thế kỷ 12 - 13, những ngôi mộ của các thành viên của hoàng tộc hoặc những nhân vật quan trọng được đặt vào trong vườn.
Khi người Mông Cổ Ilkhanate chinh phục Ba Tư vào thế kỷ 13, vườn Ba Tư được bổ sung thêm các cấu trúc trang trí công phu như trang trí hoa mẫu đơn và hoa cúc.
Vào thời vương vương triều Safavids (năm 1501–1736), vườn Ba Tư được xây dựng lớn hơn và hoành tráng hơn, trở thành một phần không thể thiếu của các cung điện hoàng gia…
Cấu trúc của một khu vườn Ba Tư thường có dạng đối xứng theo các trục chính của vườn. Các bộ phận như tường bao quanh, thảm thực vật, mặt nước, đường dạo, công trình… tạo thành một tổng thể hài hòa về hình ảnh, điều kiện khí hậu và hiệu ứng âm thanh. Các yếu tố làm nên sự độc đáo của vườn là: Khai thác ánh sáng, nước và thảm thực vật.
9 vườn trong di sản Vườn Ba Tư bao gồm:
- Vườn cổ tại cố đô Pasargadae tại thành phố Shiraz, tỉnh Fars
- Vườn Eram tại thành phố Shiraz, tỉnh Fars
- Vườn Chehel Sotun tại thành phố Isfahan, tỉnh Isfahan
- Vườn Fin tại thành phố Kashan, tỉnh Isfahan
- Vườn Abas Abad tại thành phố Behshahr, tỉnh Mazandaran
- Vườn Shahzadeh tại thành phố Kerman, tỉnh Kerman
- Vườn Dolat Abad tại thành phố Yazd, tỉnh Yazd
- Vườn Pahlavanpur tại thành phố Mehriz, tỉnh Yazd
- Vườn Akbariyeh tại thành phố Birjand, tỉnh South.
Năm 2011, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UNESCO đã công nhận Vườn Ba Tư của Iran LÀ di sản Văn hóa thế giới.