Vướng mắc khi dạy học qua Internet và truyền hình

Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết gặp khó khăn khi dạy qua Internet, truyền hình do thiếu thiết bị, đài địa phương không thể phát sóng các môn từ lớp 1 đến 12.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với đại diện 63 tỉnh, thành, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, cho biết Sở đã xây dựng kế hoạch dạy học qua Internet, gửi link bài giảng E-learning để học sinh tự học. Các trường chủ động lựa chọn công cụ phù hợp để dạy, đảm bảo 100% học sinh được ôn luyện kiến thức.

Sở cũng đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam tổ chức phát nội dung bài giảng các môn học lớp 12 phục vụ thi THPT quốc gia với thời lượng hai tiếng mỗi ngày, yêu cầu hiệu trưởng giao cho giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, động viên học sinh học tập. "Tuy nhiên, chúng tôi chưa có phương án đánh giá việc học tập qua truyền hình và Internet như khi học ở trường", ông Quốc nói.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định Cao Xuân Hùng cho rằng việc dạy qua truyền hình được nhiều địa phương và cả đài truyền hình trung ương thực hiện từ những năm trước, nhưng chỉ xác định là để ôn tập, tham khảo chứ chưa bao giờ đặt ra là kênh chính thức để thay chương trình dạy chính khóa ở trường.

"Đến nay, khi Covid-19 diễn biến khó lường, học sinh nghỉ học kéo dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các tỉnh, thành dạy bài mới trên truyền hình. Tôi không biết các tỉnh khác thế nào, nhưng với Nam Định là không khả thi", ông Hùng nói và lý giải cả tỉnh chỉ có một kênh truyền hình, không thể nào dạy đủ bài mới ở tất cả môn học cho 12 khối lớp.

Hiện, địa phương này mới tổ chức các bài giảng qua truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12. Những khối lớp khác, giáo viên dạy học qua ứng dụng Zoom (học trực tuyến) và Google Classroom (giao bài tập và chấm bài kiểm tra). Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh đều có điều kiện học qua Internet nên Nam Định chưa thể triển khai dạy chương trình mới.

Ông Hùng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo để xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan dành ra một số kênh truyền hình để dạy cho tất cả lớp từ 1 đến 12. Địa phương sẵn sàng cử giáo viên tham gia giảng dạy. Trung ương phát bài giảng trên nhiều kênh sóng để học sinh ở khối lớp nào có thể học ở kênh đó.

TP HCM cũng có vướng mắc tương tự khi đài truyền hình địa phương không thể hỗ trợ phát sóng bài học mới tất cả môn từ lớp 1 đến 12. Hiện chỉ học sinh lớp 9 và 12 được học bài mới qua truyền hình theo từng chủ đề kiến thức.

Với việc học qua Internet, 100% trường đã triển khai nhưng số học sinh tham gia chỉ đạt 70-80%. Với các trường ngoại thành, tỷ lệ học sinh tham gia còn thấp hơn, khoảng 60%. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho rằng sau khi học sinh đi học trở lại, các trường vẫn phải dành khoảng thời gian nhất định để ôn tập, rà soát kiến thức cho các em.

Nhằm hướng tới tăng cường dạy học qua Internet, truyền hình, ông Hiếu kiến nghị Bộ có quy chế, thông tư quy định điều kiện dạy học trên Internet, điều kiện công nhận kết quả dạy học trực tuyến vì cơ sở vật chất hiện nay chưa đảm bảo, đường truyền chưa đồng đều. Thông tư cần bổ sung thiết bị tối thiểu để đảm bảo triển khai học trực tuyến, hay việc quy đổi chế độ cho giáo viên khi dạy từ xa.

Trước chia sẻ của các địa phương, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhận định với học trên Internet, việc học tập của học sinh vùng có điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kết nối hạn chế, có thể không đảm bảo. Trong khi đó, học trên truyền hình với khung giờ phát sóng cố định cũng gây khó cho học sinh.

Tuy nhiên, trong tình huống không thể dạy trực tiếp như hiện nay, giải pháp tình thế này cần được áp dụng rộng rãi, phát huy tối đa ưu điểm để đảm bảo việc học tập của học sinh và hoàn thành chương trình. "Đây cũng là cơ hội để học sinh, giáo viên, ngành giáo dục cả nước làm quen với ứng dụng những công nghệ số hiện đại vào đổi mới các hình thức tổ chức dạy học", ông Độ nói.
Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có giải pháp tháo gỡ khó khăn. Ví dụ, Bộ sẽ phối hợp với các đài truyền hình để tăng số lượng kênh, thời lượng phát sóng chương trình dạy học. Các bài giảng sẽ được đăng tải trên các nền tảng số khác để học sinh học lại.

Theo Thứ trưởng, việc dạy học trên truyền hình phải kết hợp với hỗ trợ trực tiếp để kiểm soát được việc học tập cũng như đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh. Theo đó, giáo viên thông báo lịch phát sóng cho các em, phối hợp với gia đình theo dõi. Các thầy cô xây dựng kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh học theo bài, biên soạn bài tập, giao nhiệm vụ sau giờ học trên truyền hình.

"Quá trình các em theo học, giáo viên cũng cần có biện pháp để tương tác, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc. Khi học sinh đi học trở lại, tất cả nhà trường phải dành thời lượng thích đáng để bổ trợ kiến thức đã dạy trên truyền hình nhằm đảm bảo mọi học sinh đều lĩnh hội được đầy đủ nội dung cốt lõi theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình", ông Độ nói.

Do khối lượng bài giảng cho các môn học của các khối lớp là rất lớn (120 môn) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị các Sở cung cấp bài giảng trên truyền hình ở địa phương để Bộ tổng hợp, lựa chọn phát sóng miễn phí cho học sinh. Đối với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, để đảm bảo công bằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất việc kiểm tra định kỳ, cuối kỳ sẽ được thực hiện tại các nhà trường khi học sinh đi học trở lại.

Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lần thứ hai điều chỉnh khung thời gian năm học 2029-2020. Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm.

Đến chiều 25/3, Covid-19 xuất hiện tại 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần hơn 424.000 người nhiễm bệnh, trong đó gần 19.000 người chết. Tại Việt Nam, số ca mắc bệnh tăng lên 134, chưa ai tử vong.

Theo Vnexpress
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.