WHO: Phòng chống dịch là trách nhiệm chung của cả cộng đồng

(Ngày Nay) - Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, Ban biên tập Website Cục Y tế dự phòng đã có cuộc trao đổi với đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.BS. Masaya Kato.
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.BS. Masaya Kato
Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS.BS. Masaya Kato

PV: Thưa ông Masaya Kato, ông có thể cho biết thêm về tình hình dịch sốt xuất huyết trên thế giới hiện nay? 

TS. Masaya Kato: Thống kê cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch sốt xuất hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Sự gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết do nhiều nhân tố như: tốc độ đô thị hóa quá nhanh, toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ; sự phát triển của thương mại, du lịch; thay đổi khả năng miễn dịch cộng đồng giữa các cộng đồng, khu vực khác nhau trước sự tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu…

Hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác kiểm soát dịch bệnh này, và các phương pháp ngăn chặn dịch chưa được thi hành đầy đủ.

PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam năm nay?

TS. Masaya Kato:  Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành tại Việt Nam – tức là bệnh này vẫn xảy ra hàng năm tại quốc gia này. Và chúng tôi nhận thấy một số lượng  không nhỏ người Việt bị nhiễm sốt xuất huyết hàng năm, đặc biệt ở miền nam và duyên hải miền trung. 

Tuy nhiên năm nay chúng ta có số ca mắc sốt xuất huyết lớn ở miền bắc Việt Nam,  đặc biệt ở Hà Nội. Thông thường số ca mắc bệnh này bắt đầu tăng vào tháng 6-7 ở Hà Nội, nhưng năm nay thì đến sớm hơn mọi năm.

Qua thời gian hợp tác giữa WHO và ngành y tế Việt Nam, chúng tôi nhận thấy Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế. Đội ngũ nhân viên y tế đã có những nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện nhằm nỗ lực kiểm soát véc tơ từ công tác giám sát cho đến điều trị.

Tuy nhiên, chúng tôi rất hiểu thách thức mà ngành y tế phải đối mặt, như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết. Do đó, một số nơi, kết quả chưa được như mong muốn. 

PV: Một số quốc gia như Singapore được ghi nhận có thể kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây truyền do muỗi nhanh chóng. Liệu Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của nước bạn?

TS. Masaya Kato: Việt Nam có năng lực phòng chống dịch sốt xuất huyết tốt, nhưng tất nhiên chúng ta có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác. Tôi có đề xuất 3 điều sau, dựa trên kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, khu vực.

Đầu tiên là dự phòng để kiểm soát dịch rất quan trọng, hơn là đáp ứng dịch khi nó đã xảy ra. Ví dụ, kiểm soát tốt véc tơ, giảm sự sinh sản của muỗi,… nên được thực hiện cả năm, không nên chỉ làm vào mùa dịch. Nỗ lực giám sát liên tục để tạo thông tin dịch tễ học chất lượng về sốt xuất huyết. Dữ liệu này sẽ giúp ích rất nhiều trong nỗ lực phòng, chống dịch cho những vùng trọng điểm. Để tăng cường khả năng dự phòng này, WHO khuyến khích kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam. Tạo quỹ đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống dịch cũng rất cần thiết.

Thứ hai, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành để phòng chống dịch tại các quốc gia. Ví dụ, ở Singapore, Bộ Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm về việc kiểm soát muỗi Aedes, quan tâm đến vi rút Dengue, Zika. Để ngăn chặn sự sản sinh của muỗi ở công trường, trường học, ngành xây dựng và ngành giáo dục phối hợp cùng y tế là điều vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam, sẽ tốt hơn nếu có sự phối hợp giữa các ban ngành khác, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền để tăng cường khả năng kiểm soát dịch.

Thứ ba, cộng đồng nên cùng vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành là chìa khóa để phòng chống dịch vững bền. Ví dụ, kiểm soát véc tơ có thể hiệu quả hơn nhờ cộng đồng phát hiện và loại trừ các khu vực muỗi đẻ trứng quanh khu vực họ sinh sống. Truyền thông tăng cường nhận thức về nguy cơ giúp người dân giữ vệ sinh nơi ở và tránh muỗi và kịp thời tự xử lý khi bị mắc bệnh.

Chúng tôi tin rằng sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự hợp tác của cộng đồng tốt là điều thiết yếu để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chỉ khi người dân hiểu biết về cách tự bảo vệ sức khỏe và hành động cần thiết, thì sốt xuất huyết mới có thể ngăn chặn được thành công.

PV: WHO sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch như thế nào?

TS. Masaya Kato: Chúng tôi đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hơn nữa, chúng tôi sẽ hỗ trợ để xây dựng kỹ năng truyền thông nguy cơ và hướng dẫn lâm sàng để có phương hướng tiếp cận, giám sát tốt hơn. WHO cũng thảo luận với Bộ Y tế để hỗ trợ đáp ứng tình hình dịch hiện nay và phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống dịch sốt xuất huyết, cũng như hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun thuốc tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.

PV: Xin chân thành cám ơn sự chia sẻ của ông./.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.