Bão số 10 có khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh hơn?

(Ngày Nay) - Thông thường, dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát mạnh hơn trong điều kiện mưa lũ kéo dài, không khí ẩm ướt, sức đề kháng của người dân có phần suy giảm. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mưa, lũ lụt xảy ra sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và cùng với rác, chất thải, chúng cuốn theo dòng nước, tràn ra khắp nơi gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, cảm cúm và nước ăn chân, đau mắt đỏ… dễ xuất hiện và bùng phát vào thời điểm mưa lũ kéo dài.

Trong số các bệnh liên quan đến bão lũ, sốt xuất huyết có lẽ là bệnh khiến nhiều người lo nhất. Sau mưa bão, bệnh càng có nguy cơ bùng phát bởi môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện tốt cho muỗi phát sinh phát triển.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng thường xuyên đưa ra khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Cục cũng khuyến cáo các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Ngoài nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết, sau mưa bão, một số các bệnh hay phát sinh:

Bệnh về da

Bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Các bệnh này bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là “nước ăn chân”); mẩn ngứa; viêm da. 

Bệnh về mắt

Mưa bão kéo dài, bệnh đau mắt cũng có nguy cơ bùng phát do sử dụng nguồn nước bẩn. Vì vậy, người dân cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước đã được làm trong, khử khuẩn để phòng bệnh đau mắt và bệnh ngoài da.

Bệnh đường tiêu hóa

Tiếp theo là các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp, Giardia. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp. 

VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.