WHO: Virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ động vật

(Ngày Nay) - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus SARS-CoV-2 gây ra dịch  COVID-19 có khả năng bắt nguồn từ động vật hoang dã ở Trung Quốc chứ không phải từ phòng thí nghiệm như nhiều thuyết âm mưu.
WHO: Virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ động vật

"Tất cả các bằng chứng sẵn có cho thấy virus này có nguồn gốc từ động vật và không bắt nguồn từ phòng thí nghiệm hoặc nơi nào khác", bà Fadela Chaib, phát ngôn viên của WHO, khẳng định.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có rất nhiều cuộc điều tra về việc liệu virus SARS-CoV-2 có thể đến từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi khởi phát của dịch COVID-19 và suy đoán rằng "giả thuyết này có vẻ hợp lý".

Tuy nhiên, các chuyên gia, cơ quan y tế công cộng quốc tế, bao gồm bác sĩ Anthony Fauci - một trong những chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, đã bác bỏ thuyết âm mưu này bởi không hề có bằng chứng cụ thể.

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản bác nghi vấn của Tổng thống Trump, cho rằng "đó là các phát biểu chủ quan và thiếu bằng chứng khoa học". Người phát ngôn Cảnh Sảng nói thêm rằng câu hỏi virus SARS-CoV-2 đ là một câu hỏi khoa học và không nên bị chính trị hóa.

Nguồn gốc của virus đã được tranh luận sôi nổi trong nhiều tháng kể từ khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc. Cụ thể, Viện Virus học Vũ Hán (WIV) - một viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm cao, đã bị buộc tội làm rò rỉ virus. Thuyết âm mưu cho rằng một nhân viên trong Viện Virus học Vũ Hán đã lén bán động vật thử nghiệm ra chợ buôn bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, làm lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Nhiều cư dân mạng và các trang tin tức bên lề đã chỉ ra một bài báo vào năm 2015 của Shi Zhengli - một chuyên gia về virus corona tại WIV, nói chi tiết về cách Shi và nhóm của cô đã phân lập một chủng virus corona mới được tìm thấy trong quần thể dơi móng ngựa bản địa, là bằng chứng rõ ràng cho thuyết âm mưu của họ.

Ngay sau khi những tin đồn xuất hiện vào đầu tháng 2, chuyên gia Shi đã bác bỏ những tin đồn thất thiệt này.

"Tôi thề với mạng sống của mình rằng dịch bệnh không liên quan gì đến phòng thí nghiệm của chúng tôi", Shi tuyên bố.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận về nguồn gốc của dịch bệnh đã nổ ra trên các mạng xã hội. Vào giữa tháng 3, một vlogger nổi tiếng của Trung Quốc đã bị cư dân mạng quốc gia chỉ trích vì đã thay mặt Trung Quốc xin lỗi người dân quốc tế sau khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng trên toàn cầu.

Các cư dân mạng cho rằng cô không việc gì phải xin lỗi, bởi nguồn gốc của virus chưa được xác nhận. Trong khi đó, hàng loạt tin tức giả và thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19 và nguồn gốc của virus bắt nguồn từ Mỹ đã được chia sẻ rộng rãi trên WeChat và Weibo - hai nền tảng mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc.

Mặc dù nguồn gốc của SARS-CoV-2 vẫn chưa được xác nhận, nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng virus này đã lây sang người từ dơi - thông qua một vật chủ trung gian chưa được biết đến có thể đã được giết thịt và bán tại một khu chợ tại Vũ Hán. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh từ động vật sang người, Trung Quốc hồi cuối tháng 1 đã tuyên bố cấm hoạt động buôn bán động vật hoang dã.

Theo Sixth Tone
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.