Chỉ 20% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ

(Ngày Nay) - Theo Bộ GD&ĐT, 17% đến 20% giảng viên hiện nay có trình độ từ tiến sĩ, còn lại phổ biến là thạc sĩ, cử nhân. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hôm qua 7/1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học (ĐH) tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, với sự tham dự của 271 đại diện các trường trên cả nước.

Những vấn đề "nóng" được đưa ra thảo luận là sự tồn tại, phát triển của các trường ĐH: Đổi mới quản trị, tự chủ; thực hiện kiểm định chất lượng; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng áp dụng kỹ thuật công nghệ; kết nối với nhà sử dụng lao động để sinh viên tìm được việc làm...

Chỉ 20% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ ảnh 1Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị sáng 7/1. Ảnh: G.G

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Hiệu trưởng các trường phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, xã hội bức xúc, đại biểu Quốc hội cũng nêu nhiều câu hỏi về sinh viên ra trường không có việc làm. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân đến từ phía "cung".

"Bộ trưởng trách nhiệm đến đâu, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường trách nhiệm đến đâu phải nói cho rõ”, ông Nhạ nêu.

Tư lệnh ngành giáo dục cho rằng có nhiều yếu tố để cải thiện chất lượng đào tạo ĐH, trong đó, bắt đầu từ dự báo tốt thị trường lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc nghiên cứu, dự báo thị trường lao động ở nước ta còn hạn chế.

Bản thân cơ sở đào tạo cũng chưa đầu tư dự báo thị trường. Nhiều nơi đào tạo dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu.

Từ đó, bộ trưởng nêu câu hỏi về trách nhiệm của hiệu trưởng trong lĩnh vực dự báo thị trường lao động. Ông cho rằng nếu không khắc phục nhanh, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà khi lao động các nước như Philippines, Malaysia tràn sang Việt Nam.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nêu một vấn đề khác là đội ngũ giảng viên của Việt Nam đang "có vấn đề". Hiện, 17% đến 20% giảng viên có trình độ từ tiến sĩ, còn lại phổ biến là thạc sĩ, cử nhân.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất (kể cả ĐH nước ngoài ở Việt Nam) chưa có trường nào thực sự tốt, nhiều đơn vị phải thuê địa điểm, có những trường trông như kho, phần lớn dạy chay thì khó sáng tạo.

Liên quan tài chính, một số ít trường có tích lũy, còn lại chủ yếu lấy thu bù chi, chỉ mong tồn tại. Đây cũng được xem là vấn đề lớn.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH sẽ góp phần tác động một cách tích cực đến đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học của bậc phổ thông, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế.

Bộ GD&ĐT xác định chỉ có đổi mới công tác quản trị đại học, đẩy mạnh tự chủ, tăng cường kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng đầu ra, đào tạo theo nhu cầu xã hội thay vì dựa trên thế mạnh của nhà trường mới có thể thực hiện được mục tiêu, sứ mệnh của giáo dục ĐH.

Theo Zing
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.