Các khoản đầu tư trên được coi là an toàn trong thời kỳ hỗn loạn thị trường kể từ khi đại dịch Covid-19 trở thành mối lo ngại số một của Phố Wall trong tháng 1 vừa qua. Hiện đã có hơn 77.700 ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới, toàn bộ thiệt hại kinh tế của vụ dịch là không thể đo đếm được.
Nhưng nước Mỹ, cũng như các tài sản có giá trị được định giá bởi đồng đô la, phần nào được bảo vệ khỏi tác động của dịch bệnh.
Chẳng hạn, nền kinh tế của Mỹ ít phụ thuộc vào thương mại và xuất khẩu hơn so với các quốc gia khác. Điều đó có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại trong quý đầu tiên của 2020 sẽ làm tổn thương Mỹ ít hơn so với các nước khác.
Nền kinh tế Mỹ hiện đang trong giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử dưới thời chính quyền Trump.
Mô hình GDPNow của Cục Dự trữ Liên bang Atlanta dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ tăng lên 2,6% trong quý đầu tiên. Với một thị trường lao động chặt chẽ và mức lương tăng khiêm tốn, người tiêu dùng Mỹ - vốn là trụ cột của nền kinh tế, đang ở trong một vị trí được đảm bảo.
Chỉ số đô la Mỹ ICE đã kết thúc tuần ở mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2017, mặc dù đã từng chìm trong sắc đỏ vào cuối tuần trước.
Sự yếu kém của đồng tiền chung châu Âu cũng đã giúp đồng đô la Mỹ tăng giá. Tuần này, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 34 tháng.
Sức mạnh của đồng đô la đến vào thời điểm tồi tệ cho các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Nó có thể đặt gánh nặng lên các khoản thu nhập từ nước ngoài của họ.
Kết hợp với chi phí cho sự bùng phát của dịch bệnh, đây có thể là một cú đánh kép cho các công ty.
Apple là công ty mới nhất tuyên bố họ sẽ không đáp ứng hướng dẫn doanh thu trong quý đầu tiên do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19 và nhiều doanh nghiệp khác được dự đoán sẽ đưa ra tuyên bố tương tự.