Xét nghiệm tro cốt khó khăn có nên 'gọi hồn' người đã khuất gửi ở chùa Kỳ Quang 2?

(Ngày Nay) - Trước vấn đề về việc sẽ tiến hành xét nghiệm ADN các hũ tro cốt để nhận thân nhân tại chùa Kỳ Quang 2, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh cho rằng việc làm này rất khó mang lại kết quả chính xác và cũng không mang nhiều ý nghĩa.
Xét nghiệm tro cốt khó khăn có nên 'gọi hồn' người đã khuất gửi ở chùa Kỳ Quang 2?

Sự việc các hũ tro cốt của người đã khuất bị lẫn lộn tại chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TPHCM) đang khiến dư luận hết sức quan tâm, thân nhân của những gia đình gửi tro cốt tại đây đang rất bức xúc.

Để giải quyết sự việc, phía nhà chùa đưa ra phương án sẽ tiến hành xét nghiệm ADN để nhận thân nhân nhưng giới khoa học cho rằng việc làm này khó mang lại kết quả chính xác. Theo phân tích, tro cốt người đã khuất ở dạng vô cơ, không có tế bào gen nên khó có thể xét nghiệm ADN.

Trước sự việc này, rất nhiều ý kiến đưa ra là nhờ các nhà ngoại cảm để “thỉnh vong” hoặc dùng biện pháp “gọi hồn” để xác định các hũ tro cốt nhưng hiện tại đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Trao đổi với Ngày Nay, Tiến sỹ Vũ Thế Khanh – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cho rằng, về việc tro cốt người đã khuất bị để lẫn lộn tại chùa Kỳ Quang 2, hiện nay, nếu để khắc phục hậu quả thì việc thực hiện các hoạt động ngoại cảm hoặc “gọi hồn” thì đều có thể làm được; tuy nhiên cũng không nên làm nữa. Bởi vì, giờ có thực hiện “gọi hồn” cũng không có gì, thực hiện các hoạt động ngoại cảm cũng không có gì.

Đối với vấn đề này, khi đã đưa tro cốt lên chùa, trước hết phía nhà chùa và trụ trì đã xin lỗi mọi người rồi. Nhưng việc ứng xử như thế nào đối với những lọ tro cốt đó mới là điều quan trọng nhất. Việc giám định ADN đối với tro cốt không thể làm được, việc thực hiện ngoại cảm cũng không thể làm được.

Xét nghiệm tro cốt khó khăn có nên 'gọi hồn' người đã khuất gửi ở chùa Kỳ Quang 2? ảnh 1

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh cho rằng việc xét nghiệm ADN, gọi hồn, nhờ nhà ngoại cảm để xác định thân nhân của các hũ tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2 không mang nhiều ý nghĩa tâm linh 

Mục đích người dân giữ tro cốt thân nhân của mình lại rồi gửi lên chùa để làm gì? Không phải là để vong linh người đã khuất án vào những tro cốt đó; mà chủ yếu là để vong linh được siêu thoát về cõi Phật. Vì vậy, mục đích đưa tro cốt lên chùa là để mong linh hồn người chết được nương nhờ cửa Phật, được nhận sự gia trì của Tam Bảo để về với cõi Phật. Đó mới là mục đích tối cao của việc đưa tro cốt lên chùa, chứ không phải để biến chùa trở thành nghĩa địa.

Khi tro cốt được gửi lên chùa, vong linh nhờ vậy mà được giác ngộ giáo lý nhà Phật, và khi vong linh đã giác ngộ rồi thì phần tro cốt đó không còn quan trọng nữa. Vấn đề ở đây được đặt ra là, nguyện vọng người dân gửi tro cốt thân nhân mình lên chùa không phải chỉ vì để gửi nhà chùa thờ cúng giúp, biến chùa thành nghĩa địa; mà mục đích quan trọng là để vong linh được “thăng” về cõi Phật.

Vì vậy, xử lý làm sao để các vong linh đã được gửi tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2 được “thăng” về cõi Phật thì việc để cho tro cốt bị lẫn lộn khi đó cũng sẽ trở thành chuyện nhỏ. Nhưng nếu như không làm được điều đó thì việc gửi tro cốt lên chùa lại trở thành một vấn đề lớn mất rồi. Mục đích ban đầu đưa lên chùa là để vong linh được siêu thoát nơi cõi Phật, mà giờ lại tiến hành giám định ADN hay “gọi hồn” hoặc thực hiện hoạt động ngoại cảm thì sẽ đi ngược lại mục đích ban đầu, khiến vong linh tụ tại tro cốt và không siêu thoát được.

Phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, việc đưa tro cốt gửi lên chùa là để hướng tới mục đích quan trọng về mặt tâm linh; chứ không phải để biến chùa trở thành nghĩa địa và làm mất ý nghĩa tốt đẹp vốn có ban đầu. Mặc dù việc “áp vong” hay “gọi hồn” không khó để thực hiện, nhưng việc đó không để làm gì cả.

Để xác định tro cốt người đã khuất bằng các hoạt động ngoại cảm là việc rất phức tạp vì nếu như nhỡ có vong linh nào đã siêu thoát rồi thì việc “áp vong” hay “gọi hồn” cũng trở thành vô nghĩa, không thể xác định được. Và việc nhà chùa xử lý như thế nào để mục đích về mặt tâm linh của việc gửi tro cốt lên chùa được thực hiện mới là điều mấu chốt và quan trọng.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.