Xóa bạo lực tình dục với người khuyết tật bằng nghệ thuật

[Ngày Nay] - Bạo lực tình dục luôn là một trong những vấn đề nóng của xã hội, trong đó không ít nạn nhân là người khuyết tật. Thế nhưng, thông tin về người khuyết tật thường không được công chúng quan tâm.

 

Phụ nữ khuyết tật chia sẻ về nỗi đau và cách vượt qua bạo lực tình dục.
Phụ nữ khuyết tật chia sẻ về nỗi đau và cách vượt qua bạo lực tình dục.

Mới đây, các thành viên đến từ chương trình “Sáng kiến thủ lĩnh Đông Nam Á” kết hợp cùng Đại sứ quán Mỹ, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã dùng nghệ thuật để thu hút sự chú ý của công chúng, kéo người khuyết tật ra khỏi bạo lực tình dục trong dự án “Nữ Chiến Binh - Phòng chống bạo lực tình dục cho phụ nữ khuyết tật”.

20 nữ chiến binh khuyết tật

Chị Nguyễn Ngọc Lan - quản lý dự án nhớ lại, những ngày đầu chị em đến với dự án không ai chịu lên tiếng, chỉ cần nghe đến câu chuyện tình dục hay xâm hại tình dục thôi thì tất cả con mắt đều cụp xuống. “Có những câu chuyện thực sự đáng buồn, bởi khuyết tật nói chung và người phụ nữ khuyết tật nói riêng thực sự rất yếu thế, gặp nhiều cản trở hòa nhập cộng đồng. Với những câu chuyện các chị chia sẻ trong nước mắt, kể cả trong quá trình đi làm đã gặp tình huống như thế nào, sự việc ra sao, thậm chí khi các chị lên tiếng thì không ai tin”.

“Mọi người nói, đã khuyết tật rồi, xấu như thế này thì ai người ta thèm, chẳng qua chỉ là nói dối”. Những lời nói găm vào trong tim, điều đó thôi thúc chúng tôi làm điều gì đó. Trải qua một năm đồng hành với nhau, cùng với sự hỗ trợ của tất cả mọi người, những phụ nữ khuyết tật đã dám nói, dám chia sẻ” - chị Lan chia sẻ.

Như một cuốn tự truyện, chương trình đã kể lại hành trình bị xâm hại tình dục, nỗ lực đối diện và vượt qua nỗi đau của hơn 20 phụ nữ khuyết tật đến từ Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nghệ An... Những người khuyết tật thuộc các dạng tật khác nhau như khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật tay, khuyết tật vận động, cột sống, tự kỷ... Chương trình cũng tạo ra một sân khấu để các chị em khuyết tật tự tin thể hiện tiết mục múa - kể lại cuộc đời căng đầy mộng ước bị xâm hại tình dục và hành trình vượt qua khủng hoảng.

Xóa bạo lực tình dục với người khuyết tật bằng nghệ thuật ảnh 1

Theo khảo sát năm 2019, 40,5% phụ nữ khuyết tật đã phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực tình dục, 85% phụ nữ khuyết tật bị hạn chế hiểu biết về vấn nạn này. Do đó, họ tuy bị xâm hại nặng nề nhưng chẳng thể bày tỏ. Từ đây, nhóm dự án đã điểm qua các hoạt động đã thực hiện xuyên suốt 1 năm qua để tạo nên sự thay đổi tích cực. Đầu tháng 10.2019, lớp tập huấn kéo dài 3 ngày nhằm trang bị định nghĩa đúng về quan hệ tình dục đồng thuận, các dấu hiệu quấy rối, bạo lực tình dục và cách chống trả đến gần 30 chị em. Bên cạnh đó, họ được tìm hiểu về quyền bảo vệ và có thêm đường dây thông tin hỗ trợ từ các thành viên dự án. Tháng 1/2020, dự án đã thực hiện hoạt động “Cuộc đua kỳ thú”, kết hợp anh chị em khuyết tật cùng các bạn không khiếm khuyết để trải nghiệm những khó khăn thường nhật nhằm gia tăng thấu cảm và hiểu hơn về khả năng của nhau.

Các thành viên của dự án được khuyến khích lan toả những điều lĩnh hội được đến người thân và cộng đồng bằng các hình thức văn hoá - nghệ thuật.

Là một trong những thành viên khuyết tật tham gia dự án, Tú Anh với đôi mắt bị khuyết tật bẩm sinh chia sẻ, cô từng bị xâm hại tình dục nhưng cô không trốn tránh. “Tôi bị xâm hại tình dục bởi bạn rất thân của bố lúc 5 tuổi. Ông ta thường đến nhà với bánh kẹo, những món đồ chơi cùng cách đối xử mực thước dành cho gia đình tôi… Tôi đã chọn cách tâm sự cùng mẹ và gia đình. Mẹ quyết tâm đồng hành, đăng ký cho tôi tham gia dự án để có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng bảo vệ mình lẫn người khác”. Dẫu vết thương ấy chưa hoàn toàn ngủ yên nhưng Tú Anh biết, đối diện với nỗi đau sẽ giúp cô trưởng thành và dần vượt qua nó.

Giao - một thành viên khác của dự án chia sẻ: “Nếu chúng tôi không học cách yêu bản thân mình trước thì làm sao cộng đồng có thể nhìn thấy giá trị từ chúng tôi?”.

Tạo cơ hội cho người khuyết tật đổi đời

Dự án tạm khép lại nhưng tinh thần chủ động bảo vệ mình của người khuyết tật trước nạn bạo lực tình dục và sự đồng hành của xã hội chắc chắn sẽ nối dài mãi sau. Nhóm dự án cho biết sẽ tiếp tục cùng YSEALI, các tổ chức xã hội thực hiện tiếp nhiều dự án thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và cộng đồng. Cụ thể, khi kết thúc dự án, những sáng kiến nghệ thuật của các thành  viên tham gia sẽ được trình diễn và nhân rộng với mục đích truyền thông phi lợi nhuận tại các trường học, Hội người khuyết tật, trên mạng xã hội và các kênh truyền thông để tăng dực ảnh hưởng và sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, hướng đến một xã hội an toàn hơn cho phụ nữ khuyết tật.

Xóa bạo lực tình dục với người khuyết tật bằng nghệ thuật ảnh 2

“ĐSQ Mỹ hy vọng các bạn sẽ tiếp tục duy trì dự án” - bà Huy Thị Hạnh, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ khích lệ.

Ông Nils Christensen - đại diện UNDP cho biết: “Theo thống kê từ WHO năm 2019, 35% phụ nữ trên thế giới có thể là nạn nhân của bạo lực hoặc bạo lực tình dục. Có một điếu đáng sợ hơn là phụ nữ khuyết tật có nguy cơ gấp đôi so với những phụ nữ bình thường. Điều đáng buồn hơn cả là nguy cơ này trở nên cao hơn đối với tất cả phụ nữ trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 diễn ra”.

Tại Việt Nam, đầu năm nay, UNDP đã có một khảo sát nhanh về tác động của COVID-19 đối với người khuyết tật Việt Nam. Kết quả, có tới 72% người tham gia khảo sát có thu nhập dưới một triệu đồng/tháng (khảo sát tháng 3/2020), 30% người tham gia khảo sát bị mất việc  trong dịch COVID-19.

Để người khuyết tật vượt qua khó khăn, bước sang trang mới, tự tin đổi đời, đại diện UNDP đã giới thiệu nhiều cơ hội nghề nghiệp đến công chúng. Trong đó, có thể kể đến khoá học thiết kế video, làm phim hoạt hình, tin học văn phòng và bán hàng online. Đây cũng chính là những cơ hội để người khuyết tật có thêm kỹ năng nghề nghiệp, chiến thắng những khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

“Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam luôn ủng hộ một xã hội bình đẳng, mọi người đều có cơ hội như nhau; không phân biệt giới tính, điều kiện kinh tế, trình độ học hành, đặc biệt không phân biệt là người khuyết tật hay không. Chính vì mục đích đó, việc trao quyền cho phụ nữ cũng như hỗ trợ người khuyết tật luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của chúng tôi. Đó là lý do tại sao dự án “Nữ chiến binh” giành được khoản tài trợ trong năm 2019. Tôi rất vui mừng vì đã biết đến dự án từ những ngày đầu và cũng rất xúc động khi dự án đã trải qua một năm hoạt động và đi được đến ngày hôm nay” - ông Nils Christensen chia sẻ.

Ông nói thêm, UNDP không chỉ là tổ chức để thực hiện những khảo sát mà chúng tôi còn hỗ trợ chính phủ để đưa ra những giải pháp cho tình trạng trên. Cùng với các tổ chức của người khuyết tật, chúng tôi đã và đang thực hiện dự án để đào tạo những kỹ năng giúp người khuyết tật có thể thích nghi với nhiều yếu tố đồng thời cũng có những chiến dịch để nâng cao cơ hội việc làm cho người khuyết tật. “Mong rằng dự án sẽ có những ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. Trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng để không một ai bị bỏ lại phía sau, tôi mong Việt Nam có thể hồi phục một cách mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19”.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.