Xuất khẩu nông sản bứt phá

(Ngày Nay) - Dù gặp nhiều khá nhiều biến cố về môi trường, thời tiết, biến đổi khí hậu, song, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2016 vẫn có nhiều sự bứt phá và dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành hàng này trong năm nay sẽ đạt khoảng 31 tỷ USD.
Nông sản xuất khẩu có nhiều tín hiệu lạc quan trong năm 2017. Ảnh: TL.
Nông sản xuất khẩu có nhiều tín hiệu lạc quan trong năm 2017. Ảnh: TL.
Theo nhận định của giới chuyên gia ngành nông nghiệp, với việc Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do, xuất khẩu nông sản sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá trong năm 2017.
“Phong độ” hàng nông sản
Số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước tính hết tháng 11/2016 đạt xấp xỉ 160 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2015 và tương đương tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái. Nếu đà tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong tháng 12 thì khả năng mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2016 sẽ cao hơn ước tính của Chính phủ (ước tính tăng từ 6% đến 7%).
Đáng chú ý, nhiều ngành hàng thuộc nhóm nông sản xuất khẩu chủ lực vẫn giữ “phong độ” khi tiếp tục tăng trưởng 2 con số và nằm trong nhóm xuất khẩu “tỷ đô” như thủy sản, cà phê đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong 11 tháng đầu năm.
Cụ thể, nếu như ngành hàng thủy sản, cùng kỳ năm ngoái sụt giảm sâu về trị giá thì trong 11 tháng năm 2016, đã đảo chiều với mức tăng trưởng 7% (tương đương gần 420 triệu USD), đóng góp gần 6,4 tỷ USD vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hay mặt hàng cà phê từ mức tăng trưởng âm 2 con số của năm 2015 đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi tăng trưởng về trị giá kim ngạch 25,5% (tương đương 611 triệu USD), đóng góp 3 tỷ USD…
Ấn tượng nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu phải kể đến ngành rau củ quả khi lần đầu tiên đạt con số xuất khẩu 2,1 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Đây là ngành hàng có sự đột phá nhất trong tất cả các sản phẩm thuộc ngành hàng nông sản, và tiếp tục được dự báo sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017 tới đây.
Trong tất cả các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, duy nhất chỉ có ngành gạo xuất khẩu là sụt giảm. Gạo xuất khẩu lại để lại “dấu ấn buồn” cho năm 2016.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương, lý do khiến cho lượng gạo xuất khẩu sụt giảm một cách chóng mặt trong năm 2016 này, chủ yếu là bởi nguồn cung gạo trên thế giới vượt quá xa so với cầu. Nếu như trước đây, Việt Nam đứng trong top các quốc gia xuất khẩu gạo mạnh nhất và chỉ đứng sau Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu, thì giờ đây đã có rất nhiều thị trường tham gia vào lĩnh vực này.
Đơn cử như thị trường gạo xuất khẩu có sự vào cuộc của Campuchia, một “gương mặt” mới nổi nhưng đã ghi được nhiều dấu ấn trên thị trường thế giới. Ngoài ra, việc Ấn Độ thay đổi phương thức, từ một nước giữ gạo để tự cung ở thị trường nội địa chuyển sang mở cửa xuất ồ ạt ra thị trường thế giới cũng gây ra áp lực lớn cho gạo xuất khẩu của Việt Nam…
Nguyên nhân của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu gạo cũng được TS. Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) phân tích rõ hơn, đó là do một số quốc gia trước đây nhập gạo của Việt Nam nhiều như Philipines, Indonesia… thì nay lại chuyển sang phương thức tự sản xuất. Điều này cũng tác động mạnh đến nhu cầu về gạo và đẩy thị trường gạo vào tình thế thừa cung.
Mở ra nhiều cơ hội
Theo đánh giá của giới chuyên gia, gạo là một mặt hàng chủ lực trong nhóm ngành hàng nông sản xuất khẩu, do đó sự sụt giảm này cũng tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có nhiều giải pháp để tháo gỡ những rào cản xuất khẩu gạo trong thời gian tới, một trong số những giải pháp mang tính chiến lược được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhấn mạnh, đó là thay vì việc bất chấp giá cả, chất lượng để nâng bằng được sản lượng xuất khẩu lên 6,7 triệu tấn/ năm, các DN Việt Nam cần chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu và định dạng lại sản lượng gạo sao cho chỉ cần xuất khẩu ở mức 2- 3 triệu tấn/ năm nhưng chất lượng tốt, giá trị cao.
TS. Lê Đức Thịnh cũng cho rằng, không chỉ riêng đối với sản phẩm gạo mà đối với tất cả các sản phẩm nông sản khác, các DN Việt Nam cần phải đầu tư hơn vào khâu lựa chọn giống chất lượng cao và chú trọng vào khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ khi làm được hai yếu tố quan trọng này, xuất khẩu ngành hàng nông sản sang thị trường thế giới mới có thể bền vững.
Dự báo về xu hướng xuất khẩu ngành nông sản trong năm 2017 tới, giới chuyên gia ngành nông nghiệp cũng cho rằng, việc Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do cũng tạo ra hàng loạt các cơ hội cho xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. Đặc biệt, với những thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc chúng ta cũng đã tham gia ký kết các FTA, triển vọng xuất khẩu nông sản vào các thị trường này càng lớn mạnh.
Tuy nhiên, ông Phùng Hữu Hào – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cũng lưu ý, đây là những thị trường vô cùng khó tính, khắt khe, vào được là một thuận lợi lớn của nông sản Việt Nam song giữ được cũng không hề đơn giản. “Quan trọng là các DN Việt cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đó là yếu tố quyết định để có thể phát triển bền vững” – ông Hào nhất mạnh.
Theo Đại đoàn kết
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.