Xúc động chương trình 'Người không hát tình ca' về chiến sĩ Trường Sơn

Nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2019), 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019), tối 12-5, chương trình nghệ thuật “Người không hát tình ca” đã diễn ra xúc động tại Hà Nội.
Một tiết mục văn nghệ tại chương trình.
Một tiết mục văn nghệ tại chương trình.

Chương trình do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Công ty Truyền thông Thiên Sơn phối hợp tổ chức.

Phát biểu mở đầu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã khẳng định niềm tự hào được cùng nhau ôn lại sự kiện lịch sử diễn ra cách đây 60 năm, đó là sự ra đời của con đường huyền thoại mang tên Bác - đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh. Chương trình được tổ chức để thế hệ hôm nay nhớ tới, ghi sâu và tri ân những đóng góp, hy sinh của thế hệ đi trước để giành độc lập, tự do cho dân tộc. 

Chương trình được xây dựng như một biên niên sử nghệ thuật, tái hiện hình ảnh bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công hỏa tuyến… trong 16 năm (1959-1975) tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại. 

Ở phần 1 “Hào khí Trường Sơn”, khán giả đã được giao lưu với Đại tá, Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mỗi - nguyên chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Đại tá đã chia sẻ về những năm tháng làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa trên những cung đường quanh co, dốc cao, vực sâu, qua nhiều vùng trọng điểm địch đánh phá ác liệt, dưới thời tiết khắc nghiệt của núi rừng Trường Sơn.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tân - người được mệnh danh là cây sáng kiến tại Trường Sơn, đã kể về sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm khi dùng gỗ đẽo chân vịt thay thế chân vịt sắt để bộ đội ta vận chuyển hàng hóa bằng đường sông thuận lợi, đặt thùng dẫn nước làm mát máy bơm nước, lắp ráp thành công xe cẩu hỗ trợ sửa chữa xe tải… 

Cựu thanh niên xung phong Tạ Thị Hoán chia sẻ về tình yêu cao quý, thánh thiện với người đồng đội cùng quê đã hy sinh trên đường Trường Sơn, thông qua cuốn nhật ký và những bài thơ xúc động.

Trong phần 2 “Người không hát tình ca”, khán giả được gặp gỡ hai cựu chiến binh Trường Sơn Đỗ Thị Bình và Mai Thị Thọ. Dù bị ảnh hưởng chất độc da cam và thương tật trong chiến tranh nhưng họ vẫn vượt lên đau đớn, khó khăn, tích cực hoạt động nghĩa tình, giúp đỡ đồng đội và những người cùng cảnh ngộ vươn lên xóa đói, giảm nghèo. 

Thông qua các phóng sự trong phần 3 “Thay lời tri ân”, người xem được chứng kiến những nỗ lực của Ban tổ chức chương trình trong thời gian qua, đã đến thăm, tặng quà cho nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh Trường Sơn trên cả nước. 

Xen lẫn các phần giao lưu, phóng sự là nhiều tiết mục nghệ thuật, bài ca về Trường Sơn như “Cô gái mở đường”, “Nổi lửa lên em”, “Đường Trường Sơn xe anh qua”… do Nghệ sĩ ưu tú Hồng Hạnh, ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ và Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội thể hiện.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tặng gần 200 sổ tiết kiệm cho thân nhân và những người đã đóng góp, chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Hà Nội Mới
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.