Xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng gắn với kích cầu du lịch tỉnh Thái Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với khẩu hiệu “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”, tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy định hướng phát triển ngành công nghiệp không khói, cùng với các giải pháp phục hồi, phát triển, du lịch được kỳ vọng sẽ có sự bứt phá trong năm nay.
Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên được tổ chức nằm trong khuôn khổ chương trình Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023.
Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên được tổ chức nằm trong khuôn khổ chương trình Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023.

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023, nhằm quảng bá, giới thiệu về văn hóa, điểm đến, sản phẩm tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm du lịch, Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên được tổ chức vào chiều 13/4 tại Hà Nội với khoảng 200 khách mời, gồm đại diện Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch cộng đồng Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh Thái Nguyên, cùng các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch và nhiều cơ quan truyền thông của Trung ương, địa phương.

Bên cạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch, tỉnh cũng tổ chức phát động khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên năm 2023 với chủ đề "Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc". Ban Tổ chức cũng giới thiệu về chương trình famtrip xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch cộng đồng và danh mục dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị cũng là nơi diễn ra lễ ký kết hợp tác phát triển giữa Hiệp hội Du lịch 6 tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và Bắc Giang. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước để phát triển lĩnh vực du lịch, tăng cường xúc tiến, hợp tác xây dựng sản phẩm, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Thái Nguyên đến với du khách trong và ngoài nước.

Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Tuân cho biết, Thái Nguyên có lợi thế cảnh quan được thiên nhiên ban tặng với những khu du lịch sinh thái sẵn có đầy tiềm năng, cùng với các di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc. Ngoài sản phẩm trà, có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản chỉ Thái Nguyên mới có. Đặc biệt, việc kết hợp những sản phẩm nông sản với các hình thức du lịch trải nghiệm được ngành du lịch Thái Nguyên chú trọng.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 đón 3,25 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm, đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách; tích cực hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong thời gian vừa qua nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ phát triển du lịch cộng đồng được phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên, như: Khu sản xuất chè kết hợp du lịch Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; khu sản xuất chè La Bằng, huyện Đại Từ.

Phát huy lợi thế, Thái Nguyên đang tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn theo Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Các địa phương trong tỉnh đang tích cực đầu tư, khuyến khích phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông nghiệp đang có sức lan tỏa, tạo được sự đồng thuận của người dân tham gia làm du lịch. Hoạt động du lịch bền vững đang từng bước được hình thành, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Qua đánh giá của một số đại biểu tham dự phiên thảo luận và trao đổi, du lịch Thái Nguyên tuy đã đạt được một số thành công nhất định, nhưng chưa phát triển tương xứng với tài nguyên đang có.

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, Thái Nguyên cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để du khách có những trải nghiệm tốt. Ngoài liên kết với các tỉnh, Thái Nguyên cần liên kết với các hãng hàng không, đồng thời kết hợp với chuyển đổi số để công tác xúc tiến, quảng bá hiệu quả hơn.

Hội nghị cũng được kì vọng sẽ tìm kiếm cơ hội, đối tác đầu tư, ký kết hợp tác khai thác phát triển tối đa tài nguyên du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch đặc trưng góp phần tăng lượng khác du lịch đến với Thái Nguyên trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.