Ý kiến trái chiều trong EU về hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Pháp và Đức, đã bày tỏ "mối quan ngại nghiêm trọng" về các hạn chế do 5 quốc gia phía Đông áp đặt đối với ngũ cốc nhập khẩu của Ukraine, trong khuôn khổ của thỏa thuận đạt được vào cuối tháng 4 với Brussels.
Ý kiến trái chiều trong EU về hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine

Trong một bức thư gửi Ủy ban châu Âu (EC) mới đây, 12 quốc gia nhấn mạnh các biện pháp "hạn chế nhập khẩu có chọn lọc" từ Ukraine, được thông qua "mà không tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên", gây ra "những lo ngại nghiêm trọng, bởi có thể dẫn đến sự đối xử khác biệt trong thị trường nội địa”.

Bộ trưởng nông nghiệp các nước Áo, Bỉ, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan và Slovenia đề nghị làm rõ về sự phù hợp của quyết định hạn chế nói trên với các quy tắc của châu Âu, nghĩa vụ của EU liên quan đến thỏa thuận hải quan với Ukraine và tác động đối với các quốc gia thành viên khác.

Ba Lan, Hungary, Slovakia và Bulgaria đã đơn phương cấm nhập khẩu ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Ukraine vào giữa tháng 4 vừa qua. Cụ thể, các nước này và Romania đã ký một thỏa thuận với EC về "các biện pháp tự vệ" để cho phép họ ngăn chặn việc tiếp thị lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hoa hướng dương Ukraine, với điều kiện là không cản trở quá cảnh của họ đến các nước châu Âu khác. Trước đó, việc EU dỡ bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine hồi tháng 5/2022 đã làm giảm giá thành nông sản tại các quốc gia EU. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 9/5 đã chỉ trích "các biện pháp bảo hộ nghiêm trọng”, đồng thời kêu gọi "dỡ bỏ tất cả các hạn chế càng sớm càng tốt".

Bức thư của bộ trưởng 12 nước nói trên cũng đề xuất có thêm các cuộc thảo luận trước khi phê duyệt khoản viện trợ 100 triệu euro của EC dành cho nông dân bị ảnh hưởng ở các nước phương Đông đã được đề xuất hồi giữa tháng 4, đồng thời yêu cầu "giải thích" về việc sử dụng các khoản tiền này. Khoản giải ngân đầu tiên trị giá 56,3 triệu euro đã được cấp vào cuối tháng3.

EC cho biết sẽ trả lời bức thư trên, trong đó đề cập đến các biện pháp cần thiết, đặc biệt là để đảm bảo quá cảnh, vì mục tiêu quan trọng nhất là việc vận chuyển ngũ cốc.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?