Zika gia tăng ở Hồ Chí Minh, người dân đừng quá lo sợ

(Ngày Nay) - TP.HCM vừa ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới. Số mắc trên toàn thành phố đã lên tới 21 ca và 9 ca trong diện nghi ngờ tại 11/24 quận huyện. Chiều qua 3/11, UBND TP.HCM đã phải họp khẩn cấp để triển khai các biện pháp phòng chống. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thành phía Nam như Long An, Đắk Lắk, Trà Vinh, Khánh Hòa... cũng đã ghi nhận người nhiễm Zika. Diễn biến này khiến người dân cả nước phập phồng lo sợ…
Zika gia tăng ở Hồ Chí Minh, người dân đừng quá lo sợ

“Không sợ bằng sốt xuất huyết”

Khu vực phía Nam từ tháng 9 đến tháng 11 đang là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, mật độ muỗi cao nhất trong năm. Vì thế, cả sốt xuất huyết và Zika đèu có khả năng gia tăng cao. Trao đổi với báo giới, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, số ca mắc và địa bàn có người mắc Zika ở VN sẽ còn lan rộng, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. “Mưa nhiều, đô thị hóa và thời tiết nóng - ẩm là điều kiện để muỗi vằn phát triển. TP.HCM mỗi ngày đón khoảng 60% khách du lịch tới VN, thế giới có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc Zika, khu vực Đông Nam Á thì 2-3 tháng gần đây số ca mắc gia tăng nhanh”- ông Phu phân tích.

Zika gia tăng ở Hồ Chí Minh, người dân đừng quá lo sợ ảnh 1Cháu bé 4 tháng tuổi - một trong nhiều trường hợp nhiễm virus Zika ở Việt Nam

Tuy nhiên, ngay từ khi Việt Nam phát hiện những bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Zika, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã lên tiếng, bệnh do virus Zika nhẹ hơn bệnh sốt xuất huyết, phần lớn không có triệu chứng, một số người sốt, phát ban và đau mình. Người dân không nên hoang mang vì sốt xuất huyết đáng sợ hơn nhiều.

Bộ trưởng khuyến cáo bệnh này lây qua muỗi vằn, loại muỗi thường chích người từ 9-10g sáng, do đó cần diệt muỗi và lăng quăng, không để nước đọng, phòng tránh để muỗi cắn. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu càng phải tránh để muỗi đốt.

Bà Tiến cũng lưu ý các thai phụ tránh hoang mang vì không phải ai nhiễm Zika đều dẫn đến hội chứng đầu nhỏ. Hiện nay, nhiễm virút Zika có sự liên quan rất lớn đến hội chứng đầu nhỏ chứ không khẳng định 100%. Vì vậy những thai phụ trong 3 tháng đầu bị sốt, đau mình hoặc phát ban nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, sau đó sẽ được quyết định lấy mẫu xét nghiệm.

Sự khác biệt giữa Zika và sốt xuất huyết

Ông Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM đã trao đổi với báo Tuổi trẻ về sự khác nhau cơ bản giữa sốt do virus Zika và sốt xuất huyết: Biểu hiện bệnh ở người nhiễm Zika khá giống với bệnh sốt xuất huyết, cũng đau đầu, sốt, đau khớp, đau cơ, phát ban..., nhưng ở phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thai kỳ thì tiềm ẩn nguy cơ sinh con bị dị tật đầu nhỏ, không loại trừ có thể có những dị tật khác ở mắt, tai, xương.

“Người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu tiên mắc virút Zika có thể sinh ra đứa trẻ bị mắc bệnh đầu nhỏ nhưng theo ghi nhận của WHO, tỉ lệ này chỉ dưới 1%. Không phải phụ nữ mang thai nào mắc Zika cũng sinh ra em bé bị tật đầu nhỏ, nên bà bầu đừng quá lo lắng”. TS Masaya - Trưởng nhóm phòng chống bệnh truyền nhiễm của WHO

Ban đầu, biểu hiện của hai căn bệnh này là khá giống nhau, nhưng người mắc sốt xuất huyết có thể có những dấu hiệu lâm sàng nặng nề hơn, trong khi phần lớn người mắc Zika được coi là mức độ bệnh nhẹ.

Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, đúng phương pháp thì người mắc sốt xuất huyết đều khỏi bệnh và không để lại di chứng. Trong khi nếu người nhiễm virút Zika là phụ nữ mang thai ở ba tháng đầu thai kỳ lại có nguy cơ sinh ra trẻ bị dị tật đầu nhỏ.

Nếu trường hợp bệnh nhẹ, không phát hiện bệnh ngay từ thời điểm mang thai, đến khi trẻ được sinh ra mới được xác định bị dị tật thì việc phòng chống dịch sẽ bị chậm trễ ít nhất là 6 tháng.

Ông Lân lưu ý những người đã bị mắc virút Zika ít nhất trong 7 ngày đầu kể từ khi mắc bệnh không để muỗi đốt vì thời gian này virút trong máu nhân lên nhiều nhất và khi muỗi đốt có thể lây lan cho người khác.

Phòng được Zika bằng cách diệt muỗi và loăng quăng

Đây là căn bệnh do muỗi truyền, nên việc phòng hiệu quả nhất là ngăn muỗi đốt. Cộng đồng tăng cường diệt muỗi, diệt lăng quăng hiệu quả thì mới kiểm soát được dịch bệnh. Bộ Y tế đề nghị người dân nên quan tâm tới các khuyến cáo phòng, chống dịch nhưng không nên quá hoang mang, lo lắng trước dịch bệnh Zika.

Zika gia tăng ở Hồ Chí Minh, người dân đừng quá lo sợ ảnh 2Ngành y tế TP HCM tăng cường phun thuốc diệt muỗi

Cách phòng tránh muỗi có thể sử dụng nhiều biện pháp như:chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng); phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi, phun hóa chất diệt muỗi… Đặc biệt phụ nữ đang trong lứa tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu) càng phải thận trọng, phòng ngừa nguy cơ muỗi đốt truyền vi rút Zika có thể gây rủi ro cho sức khỏe thai nhi.

Trao đổi với Infonet, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết: Sau cuộc họp “nóng” chiều 3/11, UBND TP sẽ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus zika. Thành phần của Ban chỉ đạo sẽ là lãnh đạo UBND TP, các sở ngành, Phó chủ tịch 24 quận huyện và yêu cầu các quận huyện phải báo cáo tình hình hàng ngày về Sở Y tế, cuối mỗi ngày.

Sở Tài nguyên Môi trường phải vào cuộc ngay, phối hợp với các ban ngành thành lập chiến dịch tổng vệ sinh đường phố.

Là địa phương đã có ca bệnh, PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, TP đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virút Zika quyết liệt như diệt muỗi, lăng quăng; giám sát thân nhiệt của hành khách tại sân bay; sàng lọc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...

Để ngăn chặn Zika lây lan, Thành đoàn HCM đã liên tục phát động ngày chủ nhật làm sạch môi trường sống quanh TP. Thanh niên khắp thành phố ra quân diệt bọ gậy, phát quang bụi rậm… “Mỗi bạn trẻ, mỗi người dân TP hãy hành động cụ thể bằng cách giữ vệ sinh nơi sinh sống, để rác đúng nơi quay định, diệt lăng quăng để phòng chống dịch bệnh Zika, sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, góp phần xây dựng TP chúng ta có chất lượng sống tốt” - anh Phạm Hồng Sơn (Phó Bí thư Thành đoàn TP.HCM) cho biết.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.