Tạo cơ chế “đầu ra” cho nông sản

Thời gian qua, nhiều chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai nhằm tạo bước đột phá trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhưng đến nay, do sự gắn kết của các tổ hợp tác, các hợp tác xã (HTX) cũng như các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chưa tạo ra chuyển biến lớn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng thị trường, giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Tạo cơ chế “đầu ra” cho nông sản

HTX “chờ thời”, nông dân “chới với”

Bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn cần liên kết để tổ chức sản xuất tập trung, cung ứng những sản phẩm có nhãn mác cho thị trường, nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) được thành lập để hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Mong muốn lớn nhất của người dân tham gia HTX là tiêu thụ được sản phẩm.

Được thành lập từ mấy năm nay, HTX rau an toàn Nhuận Đức có nhiều điều kiện thuận lợi vì nằm trên địa bàn chuyên canh rau sạch rộng lớn tại huyện Hóc Môn. HTX được chính quyền TP Hồ Chí Minh và Ngân hàng ADB hỗ trợ đầu tư một nhà máy có bốn dây chuyền sơ chế, đóng gói rau quả với diện tích 500 m2, kinh phí khoảng 11 tỷ đồng tại ấp Ngã 4, xã Nhuận Đức. Nhưng do ít khách hàng, nhà máy này chỉ hoạt động cầm chừng, sơ chế mỗi ngày khoảng 1-2 tấn rau quả cung ứng cho các Siêu thị Co.op Mart, Satra. HTX hiện có 22 ha đất trồng chuyên canh rau sạch, nông dân có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Bí đầu ra nên HTX chỉ thu mua một phần nhỏ của nông dân.

Tạo cơ chế “đầu ra” cho nông sản - anh 1

Tạo cơ chế “đầu ra” cho nông sản

Ban chủ nhiệm HTX Nhuận Đức thừa nhận khâu tiếp thị sản phẩm còn yếu kém. HTX liên hệ với lãnh đạo các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố để bàn việc liên kết tiêu thụ nhưng siêu thị vẫn chưa quyết định nên tình hình vẫn chưa có chuyển biến gì. Kế hoạch đưa rau an toàn vào bếp ăn tập thể cũng chưa được triển khai. Chưa thể hiện được vai trò “bà đỡ” cho các xã viên, HTX này từ chỗ vài chục thành viên nay chỉ còn tám.

Tình trạng hoạt động ì ạch kém hiệu quả của các HTX không phải hiếm. Thống kê cả nước có hơn 10.000 HTX nông nghiệp chỉ có khoảng 10% hoạt động có hiệu quả, 60-70% hoạt động cầm chừng, 20-30% ngừng hoạt động. Riêng TP Hồ Chí Minh, số HTX nông nghiệp làm ăn hiệu quả vẫn còn ít.

Lý giải hiện tượng này, ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh cho rằng, nhiều HTX phát triển chưa bền vững, chủ yếu là chạy theo thành tích. Do Ban chủ nhiệm các HTX còn dựa dẫm vào Nhà nước, còn ỉ lại chờ Nhà nước tìm chỗ tiêu thụ sản phẩm nên mới dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Đây là điều bất thường. Các HTX phải xem xét lại các đầu mối liên kết. Việc thành lập các HTX phải đi từ thấp lên cao, xuất phát từ nhu cầu phát triển của các hộ sản xuất. HTX ra đời và hoạt động phải dựa trên nhu cầu thực tế về sản xuất và tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đó là việc tổ chức sản xuất tập trung, sản phẩm làm ra có nhãn mác. Từ đó, những nông dân sản xuất cùng ngành nghề liên kết lại, tự nguyện tham gia HTX, cùng với chính sách hỗ trợ nhà nước mới phát triển được.

Trên thực tế, nếu được tổ chức bài bản, mô hình HTX đã có thể từng bước giải quyết vấn đề sản xuất manh mún nhỏ lẻ, tự phát, nhất là việc chủ động giải quyết đầu ra. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, hộ ông Phạm Văn Thái ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh) từng chần chừ không vào HTX Ngã Ba Giồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được hỗ trợ tư vấn ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ông Thái mới thấy lợi ích và gia nhập. Hiện nay, HTX tiêu thụ cho hộ của ông mỗi ngày khoảng gần 300 kg khổ qua với mức giá 12.000 đồng/kg, cao hơn giá thương lái 2.000 đồng/kg. Ông Thái tâm sự: “Nếu không có HTX nâng đỡ đầu ra, nông dân chúng tôi gặp quá nhiều rủi ro khi tự buôn với “chợ trời.” Những trường hợp như ông Thái được xem là may mắn vì đại bộ phận nông dân vẫn loay hoay với bài toán làm sao ổn định giá cả, ổn định đầu ra.

Doanh nghiệp thiếu động lực đầu tư

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn có thế mạnh về vốn, khoa học kỹ thuật như Vinamilk, Ba Huân, TH True Milk, Vingroup, Vissan… đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư vốn cho các HTX, tổ hợp tác và các hộ gia đình sản xuất theo yêu cầu chất lượng doanh nghiệp đưa ra dưới hình thức sản xuất thuê mướn nông dân sản xuất gia công. Với những mô hình này, nông dân yên tâm vì được doanh nghiệp lo đầu ra theo hợp đồng cam kết. Sản phẩm sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên bán giá cao. Mô hình này cũng gợi mở hướng tổ chức hoạt động hiệu quả cho các tổ hợp tác, HTX là phải tăng cường liên kết hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm…

Tuy nhiên, số doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp không nhiều, chỉ bao phủ ở một số địa phương. Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện liên kết “bốn nhà” còn ít. Cụ thể năm 2014, chỉ có 1,01% số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô vốn dưới năm tỷ đồng. Phần lớn doanh nghiệp tham gia khâu thu mua, sơ chế, công nghệ chưa cao, giá trị gia tăng thấp.

Điều này đặt câu hỏi, tại sao chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp chưa tạo ra sức hấp dẫn cho doanh nghiệp? Ông Phạm Quốc Doanh, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, cho rằng: “Điểm khó nhất với doanh nghiệp là tìm kiếm diện tích đất đai quy mô lớn để triển khai các dự án nông nghiệp. Nếu tìm được, doanh nghiệp phải bỏ tiền mua hoặc thuê lại đất từ nông dân, tiếp đó là trả tiền thuê đất cho nhà nước. Nghĩa là doanh nghiệp phải trả hai lần tiền để có quyền sử dụng đất. Trong khi đó, đầu tư vào các khu công nghiệp chỉ trả một lần, lại có cơ sở hạ tầng đi kèm để sản xuất kinh doanh ngay. Hầu hết các địa phương chưa đủ ngân sách đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào dự án nên các doanh nghiệp lại phải tự bỏ vốn đầu tư. Ngoài ra, bảo hiểm rủi ro trong sản xuất nông lâm thủy sản do thiên tai, dịch bệnh và biến động giá cả chưa phát triển cũng là rào cản lớn đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Khi triển khai nghị quyết về tam nông, chỉ có một số mặt hàng thí điểm được bảo hiểm”.

Thực tế cho thấy, do khâu quản lý của các cấp chính quyền địa phương, chủ nhiệm các tổ hợp tác, các HTX còn nhiều yếu kém, bất cập từ khâu tuyên truyền, vận động thành lập, hoạt động đến khâu kiểm tra, xử lý… nên tình trạng phá vỡ hợp đồng mua bán giữa nông dân với doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX thường xuyên xảy ra. Điều này làm mất niềm tin giữa các bên, dẫn đến hoạt động hợp tác không bền vững.

Đó là chưa kể, nhiều địa phương chưa quan tâm đầu tư hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn tương xứng như quan tâm đầu tư cho công nghiệp hay du lịch, thương mại. Không ít địa phương thiếu “thủy chung” với doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề quy hoạch hoặc những cam kết khi kêu gọi đầu tư. Nghị định 210/2013/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp trong nông nghiệp và một số chính sách liên quan nông nghiệp còn nhiều điểm thiếu khả thi và chưa đủ để để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới thành công.

Tạo cơ chế thu hút đầu tư

Theo ý kiến của các chuyên gia, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trước hết phải bảo đảm sự an toàn, an tâm cho doanh nghiệp; bảo đảm đầu tư vào nông nghiệp ít nhất phải có lợi nhuận bằng với đầu tư vào các ngành kinh tế khác vì thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là trực tiếp đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Để làm được việc này, ông Phạm Quốc Doanh cho rằng, cần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp như: doanh nghiệp chỉ trả một lần tiền thuê mặt bằng đất, mặt nước, bình đẳng như doanh nghiệp thuê đất trong các khu công nghiệp; thực hiện miễn 100% tiền thuế đất 5 năm đầu và giảm 50% tiền thuế đất 5 năm tiếp theo. Về hỗ trợ đầu ra sản phẩm, Nhà nước cần hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư cho xây dựng đăng ký thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý nông sản. Riêng vấn đề bảo hiểm nông nghiệp đối phó rủi ro, Nhà nước nên hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm đối với nông sản mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; hoặc hình thành quỹ phòng chống rủi ro, hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu,thiên tai dịch bệnh (ngân sách hỗ trợ 50% vốn quỹ khi hình thành ban đầu).

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đề nghị, Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng hệ thống hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay. Trong đó có vấn đề làm rõ chính sách đầu tư hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng nông nghiệp công nghệ cao… cũng giống như chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng cho khu công nghiệp.

Ngoài ra, cần rà soát lại chính sách thuế hiện có, tránh đánh thuế trùng, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp từ kê khai đến nộp thuế. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát các thủ tục phí, thủ tục hành chính như đang làm trong lĩnh vực chăn nuôi để xóa bỏ các loại phí, thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp, cho nông dân; nhất là các lĩnh vực liên quan xuất nhập khẩu, đăng ký sản phẩm mới… Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tàu tạo liên kết bền vững trong chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất đến thị trường.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- EVN "mượn gió bẻ măng" đòi tăng giá điện theo tỷ giá?

- Đầu tư cho nông nghiệp (Bài I): Bài toán khó cho cánh đồng mẫu lớn

- Đầu tư cho nông nghiệp (Kỳ 2): Chương trình cánh đồng mẫu lớn liệu có bị lợi dụng?

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.