Bảo tồn và phát huy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp tục sưu tầm, phiên âm, chú giải, dịch nghĩa... chính xác toàn bộ Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế để tiếp tục bảo tồn và phát triển hơn nữa di sản này.
Bảo tồn và phát huy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Bảo tồn và phát huy thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế ảnh 1

Hình ảnh tại Lễ công bố Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.
Ảnh: VGP/Thế Phong.

Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu tại tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế tổ chức ngày 11/6 tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được ghi danh vào Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và được công bố tại hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại TP. Huế vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Đây là di sản thứ 5 của vùng đất cố đô này được UNESCO vinh danh.

Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của cung đình Huế. Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tế được bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời vua Minh Mạng (1820-1841) đến thời vua Khải Định (1916-1925).

Hiện nay, Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3.000 đơn vị với đầy đủ các loại hình thơ, văn, câu đối, đại tự... Các bài thơ được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”, mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, trong nội thất và ngoại thất kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Cho đến nay, hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế vẫn được bảo tồn rất tốt. Trừ các tác phẩm đã bị mất mát do công trình bị tiêu hủy, số còn lại được giữ gìn hầu như nguyên vẹn, phản ánh trí tuệ, tài năng của tiền nhân, có ý nghĩa quan trọng đối với các thế hệ mai sau khi đọc sử thông qua những áng thơ văn trang trí một cách độc đáo của một giai đoạn lịch sử gần 150 năm phát triển chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa của Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế là rất đặc biệt, một đặc trưng riêng của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới đưa thơ văn lên nóc nhà, đưa lên những kiến trúc đặc biệt quan trọng, nghiêm chỉnh của chế độ. Những văn thơ này là loại văn thơ có tiêu chí rõ ràng về tính lịch sử, tính xã hội và mang tính giáo huấn quốc dân những điều mà người ta phải gìn giữ, phải bảo vệ. Điều đó là niềm tự hòa của hậu duệ, của những người đang nghiên cứu về giá trị di sản này. Để bảo tồn và phát huy di sản này, cần làm sâu sắc hiểu biết của chúng ta về hệ thống thơ văn này, phải nghiên cứu một cách thấu đáo hơn, cần phải làm cho mọi người hiểu sự quý giá của hệ thống văn thơ này để tiếp tục bảo tồn và phát triển.

Còn TS. Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cho rằng cần nâng cao nhận thức, phải hiểu rõ hơn về giá trị thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản này. Theo ông Cường, để nâng cao nhận thức về di sản này, tiếp tục sưu tầm, thực hiện phiên âm, chú giải, dịch nghĩa chính xác toàn bộ; phải phân tích mối quan hệ giữa văn tự và họa đối với các tác phẩm “nhất thi nhất họa” và cần nỗ lực hơn để hiểu các giá trị đó; đồng thời cần tôn vinh các tác giả của hệ thống thơ văn này.

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, do đặc thù hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế nằm trên nhiều chất liệu nhưng về cơ bản vẫn là trên gỗ, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNESCO và UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế sớm xây dựng Viện nghiên cứu bảo tồn di sản gỗ tại Huế để thực hiện bảo tồn di sản Huế và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho bảo tồn di sản gỗ, góp phần nâng tầm công tác bảo tồn và khẳng định thương hiệu bảo tồn di sản của Việt Nam.

Các chuyên gia cũng đề xuất xây dựng cuốn sách giới thiệu ba di sản Tư liệu thế giới xuất phát từ cung đình Huế gồm: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn.

Cùng ngày, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Lễ công bố "Di sản tư liệu thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế” thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Theo Chinhphu.vn

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.