Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”

Thời nhà Nguyễn, các vua thường xuyên tổ chức những hải đội ra đảo Hoàng Sa với mục đích quản lí khai thác, dựng mốc chủ quyền trên đảo. Tuy nhiên biển khơi mênh mông đầy bất trắc nên số phận của những người lính xả thân vì biển đảo quê hương cũng nhiều may rủi. Vì thế, trước khi lên thuyền những người dân trên đảo Lý Sơn tổ chức “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” với mục đích an ủi, động viên và cầu chúc cho những người lính dũng cảm được trở về với quê.
Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”

Những người lính ở độ tuổi 18, đôi mươi ra đi cùng sóng biển trùng khơi

Theo nhiều tài liệu còn ghi trong Phủ biên tạp lục và Hoàng Việt dư địa chí, từ thời chúa Nguyễn tới triều đình nhà Nguyễn sau này, mỗi năm đều lấy 70 suất đi Hoàng Sa và thành lập Hải đội Hoàng Sa. Chủ yếu lấy người của xã An Vĩnh thuộc đảo Lý Sơn.

Hầu hết những người lính nằm trong đội Hoàng Sa của triểu Nguyễn đều là những chàng trai độ tuổi 18, đôi mươi, còn rất trẻ, chưa lập gia đình và hầu như là con thứ. Con trưởng được ở nhà để lo việc cúng tế của gia đình. Cứ tháng 2 âm lịch hàng nămthì Hải đội Hoàng Sa bao gồm 5 chiếc thuyền bắt xuất phát. Họ đi trong 3 ngày 3 đêm thì tới nơi.

Những chiếc thuyền của hải đội Hoàng Sa dài 10m và rộng 3m để dễ luồn lách vào những đảo san hô và bãi đá ngầm. Ngoài nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì trong vòng 6 tháng thì họ còn mang theo một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây và 1 cái bài vị nếu xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng để bó xác và thả xuống biển.

Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” - anh 1

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn

Nhiệm vụ của Hải đội Hoàng Sa là để giương buồm vượt sóng ra khơi tìm kiếm hải vật, sản vật, đo đạc thủy trình, tuần phong trên đảo, đồng thời cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên đảo. Hoạt động này chỉ chấm dứt khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Nếu may mắn thì họ sẽ trở về trong tháng 8, họ sẽ về cửa Eo (nay là cửa biển Thuận An) để nộp sản vật, lĩnh thưởng, báo cáo tình hình của đảo ở thành Phú Xuân, Huế. Đồng thời nhận sắc phong vua ban.

Quãng đường từ Lý Sơn tới Hoàng Sa tới gần 200 hải lý, phương tiện đi lại thô sơ, biển Đông sóng dữ lại nhiều cơn bão mạnh, số phận người lính cũng bập bềnh theo sóng nước. Ông Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ đời thứ 5 của Cai đội Phạm Hữu Nhật, một trong những vị chánh cai đội nổi tiếng gan góc và can trường trong Đội Dân binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa, người đã vâng mệnh triều Nguyễn dong thuyền rẽ sóng đưa quân ra Hoàng Sa, Trường Sa để làm nghĩa vụ thiêng liêng khẳng định: “Đa phần những người lính trong hải đội phần nhiều là không về được. Những người mẹ cứ chờ mong ngóng con hàng ngày. Nếu 2 năm, 5 năm không thấy về là sẽ lập mộ gió và tổ chức cúng tế cho linh hồn siêu thoát.”. Những câu hát dân gian ở Lý Sơn còn truyền đến tận bây giờ phản ánh chính xác hiện thực của những “hùng binh” Hoàng Sa:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Hay

Chiều chiều ra ngắm biển khơi

Ngắm ai như ngắm đợi người Hoàng Sa

Chiều chiều ra ngắm biển xa

Ngắm ai đi lính Hoàng Sa chưa về

Hiện tại có nhiều ngôi mộ “gió” của những người lính Hoàng Sa được làm bằng đất sét giả cốt để con cháu tưởng niệm, thờ cúng. Hiện tại ngôi mộ của Cai đội Phạm Quang Ánh, Phạm Hữu Nhật vang danh vẫn còn. Người dân Lý Sơn cũng thờ Cai đội Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Chánh Thuỷ quân Suất đội Phạm Hữu Nhật và những hùng binh trong đội Hoàng Sa xưa tại di tích Âm linh tự, đình làng An Vĩnh và một số dinh, miếu thờ khác để ngàn đời nhớ đến công lao của họ.

Nghi lễ đậm tính nhân văn

Từ thực tiễn mất mát nhưng oai hùng ấy, người dân ở đảo Lý Sơn đã hình thành nghi lễ mang đậm tính nhân văn – cúng cho người sống, những người lính chuẩn bị xuống thuyền đi Hoàng Sa để cầu mong họ được bình yên trở về. Nghi lễ này mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính, bởi ai cũng biết rằng người đi lính Hoàng Sa sẽ phải đối mặt với cái chết. Tuy biết khó có cơ may trở về, nhưng con người vẫn phải hy vọng, dù hy vọng đó mong manh. Nguồn gốc sâu xa của “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay xuất phát từ nghi lễ “cúng thế lính” người xưa của các tộc họ trên đảo.

Người ta làm hình nhân bằng bột gạo hoặc bằng giấy dán ngũ sắc, làm thuyền bằng cây chuối, đặt hình nộm ở giữa để giả làm những đội binh thuyền Hoàng Sa. Tất cả đều được cúng rồi mang thả ra biển với nguyện cầu sự bình yên và lời xua rủi ro được gửi vào những chiếc thuyền lễ. Giữa mênh mông sóng nước, người ta hi vọng hình nhân kia sẽ là kẻ thế mạng cho người lính chuẩn bị đi Hoàng Sa.. Đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính làm hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.

Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” - anh 2

Thổi ốc u, một nghi thức không thể thiếu trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được trình bày trong Tuần lễ Du lịch biển đảo Việt Nam 2014.

Sau này, khi Hải đội Hoàng Sa không còn nữa nhưng người ta vẫn tổ chức “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” nhắc nhớ thế hệ sau về phong tục đẹp của quê hương và ghi nhớ sự hi sinh to lớn của những người lính anh hùng, dũng cảm của những người lính năm xưa.

Ngày nay, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa có hai mục đích chính đó là cầu mong sự bình yên cho cá nhân và cộng đồng. Đồng thời cầu cho vong linh những người lính trong hải đội Hoàng Sa năm xưa được siêu thoát.Thời gian tổ chức vào tháng 2 hàng năm. Theo bác Phạm Thoại Tuyền, người dân thuộc dòng họ Phạm Văn ở làng An Hải, cứ vào chiều 19/2 âm lịch con cháu của dòng họ sẽ tập trung lại với nhiều lễ vật như trầu, cau, rượu, hoa quả, giấy cúng và đèn nhang…. Tất cả mọi người sẽ cùng chuẩn bị những nghi lễ.

Đúng 0 giờ ngày 20/2 âm lịch, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa bắt đầu. Đây được coi là thời điểm linh thiêng. Mọi lời cầu nguyện vào thời điểm này sẽ hiệu nghiệm. Lễ vật bao gồm: trầu, rượu, hoa quả, cá, gạo, muối, thịt cá, nếp nổ. Thuyền tre được làm bằng cây chuối khô gắn đầy đủ buồm, cờ, hình nộm bằng khung tre ghi tên tuổi những người trong tộc họ đã hi sinh.

Sau khi cúng tế và làm các nghi thức người dân mang đốt vàng bạc cho binh lính, thầy pháp binh sẽ đặt hình nộm vào thuyền và bắt đầu rước lễ ra cửa biển. Gạo, muối, củi, nước ngọt… được bỏ vào thuyền rồi đem thả trôi ra biển.. Trong nghi lễ này còn có hàng trăm linh vị cắm trên nải chuối và các hình nhân của các tộc họ tượng trưng cho những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa nhưng đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển cả bao la, với lời thỉnh cầu, linh hồn họ sẽ trở về với đất mẹ. Đó cũng là nghi lễ nhằm tri ân những người đã vì Tổ quốc hy sinh trên vùng biển đảo.

Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” - anh 3

Sau lễ cúng tế, các đội lễ đã rước các mô hình thuyền hùng binh ra biển.

Lễ khao lề thề lính Hoàng Sa không chỉ khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn để tỏ lòng tri ân tưởng nhớ đến những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Họ là những người con đất Việt mãi mãi ở lại với sóng nước biển đảo quê hương nhưng tinh thần và khát vọng của họ còn mãi trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần bác bỏ những luận điệu sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

>>> Xem thêm:

1. Sắp có biểu tượng linh vật mới “đánh bật” sư tử ngoại lai

2. Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm

3. Tìm hướng khai thác hiệu quả Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.