12.000 việc làm có nguy cơ biến mất sau khi UBS tiếp quản Credit Suisse

0:00 / 0:00
0:00
Viện nghiên cứu và tư vấn kinh tế BAK Economics của Thụy Sĩ ngày 20/3 ước tính rằng việc UBS mua lại Credit Suisse sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Thụy Sĩ. Tuy nhiên, có tới 12.000 việc làm có thể biến mất.
12.000 việc làm có nguy cơ biến mất sau khi UBS tiếp quản Credit Suisse

Hai ngân hàng lớn thứ nhất và thứ 2 của Thụy Sĩ hiện tạo ra tổng cộng 37.000 việc làm toàn thời gian tại Thụy Sĩ. Theo tính toán của các chuyên gia, trong trung hạn, việc tháo dỡ mạng lưới chi nhánh và thực hiện các biện pháp hợp lý hóa khác sau khi UBS tiếp quản Credit Suisse có thể sẽ làm mất đi từ 9.500 đến 12.000 việc làm.

Theo viện trên, Zurich - trung tâm kinh tế-tài chính lớn của Thụy Sĩ sẽ là bang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khả năng mất việc làm ước tính rơi vào con số khoảng từ 6.500 đến 8.000. Hoặc 0,9% tổng công việc của bang. Mặc dù vậy, Viện nghiên cứu cho rằng, không nên lo lắng về tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đột ngột. Quá trình hợp lý hóa của UBS sẽ mất vài năm. Hơn nữa, một bộ phận những người liên quan có thể sẽ dễ dàng được tuyển dụng trên thị trường lao động vì tại Thụy Sĩ đang xảy ra tình trạng thiếu lao động có trình độ.

Bên cạnh đó, BAK Economics đánh giá những tác động tiêu cực của hoạt động sẽ vẫn chủ yếu giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng. Thỏa thuận này “làm giảm nguy cơ khủng hoảng ngân hàng nói chung và giúp duy trì các dịch vụ tài chính không hạn chế cho các khách hàng của Credit Suisse”.

BAK Economics duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Thụy Sĩ cho năm 2023 ở mức 0,7% và 1,6% cho năm 2024. Viện BAK Economics cho rằng, dòng tiền từ khách hàng ở nước ngoài đổ vào ngân hàng Thụy Sĩ tạm thời sẽ chấm dứt vào thời điểm này. Mặt khác, trung tâm tài chính Thụy Sĩ có nguy cơ phải gánh chịu tổn thất vĩnh viễn về giá trị gia tăng. Thêm vào đó là sự không chắc chắn về tác động có thể có đối với sự phát triển của các hoạt động quản lý tài sản quốc tế của các ngân hàng Thụy Sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.