Hà Nội muốn kéo dài thời gian dùng hộ khẩu giấy

Nhất trí với việc bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, song Hà Nội kiến nghị gia hạn dùng hộ khẩu giấy thêm 18 tháng.
Hộ khẩu giấy do người dân quản lý sẽ được chuyển sang cho nhà nước quản lý trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hộ khẩu giấy do người dân quản lý sẽ được chuyển sang cho nhà nước quản lý trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Không hạn chế được nhập cư

Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) vừa tiến hành khảo sát việc thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn Hà Nội.

Việc sửa đổi Luật Cư trú có 2 vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm là bỏ sổ hộ khẩu giấy và bỏ điều kiện riêng với việc đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, qua thực tế hơn 6 năm thực hiện việc giảm dân số cơ học, người dân di cư vào Thành phố không giảm được nhiều, do nhiều người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, nhưng vẫn sinh sống tại nơi thuê, mượn, ở nhờ. Chính quyền Hà Nội khẳng định, việc đăng ký thường trú chỉ giảm được nhập khẩu, không giảm được nhập cư.

Dự báo về tác động của việc bỏ quy định riêng, Hà Nội chỉ ra một số ưu điểm, trong đó có nâng cao hiệu quả cải cách hành chính (theo thông kế, năm 2017 có gần 40 thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu, đến nay, sau 3 năm cải cách, vẫn còn khoảng 25 thủ tục buộc phải có sổ hộ khẩu). Ưu điểm nữa là sẽ “buộc các thành phố điều chỉnh lại các chính sách về an sinh xã hội để người dân được hưởng chính sách an sinh xã hội tốt hơn vì thực sự họ cũng đang lao động, làm việc, đóng góp cho sự phát triển chung của thành phố”.

“Việc đăng ký thường trú khó khăn khiến người lao động thêm phần vất vả, họ phải mất nhiều thời gian làm thủ tục hành chính; trường hợp không đăng ký thường trú thì con em họ phải học trường tư, không được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước...”, chính quyền Hà Nội đánh giá.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng “lo” việc bỏ quy định điều kiện đăng ký thường trú nếu không được chuẩn bị kỹ, sẽ gia tăng dân số cơ học tại các thành phố, gây áp lực cho hệ thống y tế và giáo dục, nhất là với Hà Nội vốn đã gặp áp lực dân số rất lớn, nhiều bài toán bế tắc. Hiện tại 4 quận nội thành, hạ tầng rất áp lực, nhất là y tế, văn hóa, giáo dục. Vì vậy, các luật khác cần có điều khoản điều tiết, luật pháp cho phép, nhưng Nhà nước phải điều tiết bằng các giải pháp kinh tế - xã hội.

Sau khi nhìn nhận cả ưu điểm và hạn chế, Hà Nội nhất trí với việc bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương. Hà Nội cũng đề nghị, với những người tỉnh ngoài làm hợp đồng không xác định thời hạn trong các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, nên có quy định họ phải có thời gian cư trú ở thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên thì mới giải quyết đăng ký thường trú để tránh việc một số người lợi dụng cơ cấu tổ chức đơn giản của doanh nghiệp tư nhân làm hợp đồng lao động không đúng người, đúng việc, tạo nên sự mất bình đẳng trong đăng ký thường trú.

Gia hạn để không xáo trộn đột ngột

Theo lộ trình dự kiến, Luật Cư trú (sửa đổi), với phương thức quản lý mới, dựa trên nền tảng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, tức là từ ngày này sẽ bỏ sổ hộ khẩu bằng giấy.

Làm việc với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Hà Nội kiến nghị gia hạn thời gian giá trị của sổ hộ khẩu thêm 18 tháng để đảm bảo các cơ quan hành chính đang thực hiện các giao dịch với công dân yêu cầu phải có sổ hộ khẩu có sự chuẩn bị trang, thiết bị đồng bộ để tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư. Giải pháp này được Hà Nội nhấn mạnh là “như thế mới không bị xáo trộn đột ngột của các thủ tục hiện đang liên quan đến sổ hộ khẩu”.

Theo báo cáo mới nhất của Hà Nội, hiện tại, toàn Thành phố đã cấp số định danh cá nhân cho 584.777 trường hợp là trẻ em mới sinh và hơn 3,35 triệu trường hợp đã được cấp căn cước công dân. Nhưng trên địa bàn Thành phố còn nhiều hộ, nhiều nhân khẩu chưa được đăng ký thường trú tại địa chỉ đang sinh sống thường xuyên do vướng mắc về nhà đất như đất lấn chiếm, nằm trong quy hoạch…, nên UBND các xã, phường, thị trấn không xác nhận về nhà đất, không đủ điều kiện đăng ký thường trú, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, đã thu thập, đưa vào hệ thống thông tin dữ liệu về 80 triệu công dân, nhờ lực lượng công an chính quy được đưa về các xã. 99% các xã đã hoàn thành thu thập dữ liệu công dân, kiểm tra độ chính xác và đưa vào máy.

Song với Hà Nội, không ít khó khăn được chính quyền Thành phố nêu ra như phòng tiếp dân tại công an các xã, phường chưa đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ tiếp dân tại công an xã, phường chưa được đào tạo chuyên sâu. Việc giám sát quy trình thực hiện không sâu sát, chặt chẽ như công an cấp quận, huyện; các trang thiết bị, máy tính công an các xã, phường đang sử dụng còn thiếu...


Có thể dùng song song hộ khẩu giấy thêm một thời gian nhất định

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực, vẫn có thể dùng song song hộ khẩu giấy thêm một thời gian cũng không có vấn đề gì. Bởi bản chất không phải bỏ hộ khẩu, mà là chuyển từ hộ khẩu giấy do người dân đang quản lý sang nhà nước quản lý, dựa trên nền tảng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi người dân thấy giữ sổ hộ khẩu giấy không có ý nghĩa gì nữa thì sẽ cất đi làm kỷ niệm.

Mã số định danh cá nhân đã tích hợp tất cả thông tin như một sổ hộ khẩu, bao gồm cả chủ hộ, quan hệ với chủ hộ, địa chỉ thường trú, tạm trú..., thậm chí cả nhóm máu. Nếu đã hoàn thành cấp số định danh cá nhân, thì khi công dân đi làm thủ tục hành chính, chỉ cần đọc số định danh đó, thì cơ quan nhà nước sẽ lấy ra toàn bộ thông tin cần thiết. Nhưng hiện nay, việc tích hợp thông tin của Hà Nội đang chậm một chút và khả năng kết nối giữa các cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, nên Hà Nội kiến nghị kéo dài sổ hộ khẩu giấy thêm một thời gian.
Theo Báo Đầu tư
TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.