5 điểm nhấn trong chuyến thăm Triều Tiên của Chủ tịch Trung Quốc

(Ngày Nay) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Triều Tiên trong tuần này, trong thời điểm hai nước kỷ niệm 70 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
5 điểm nhấn trong chuyến thăm Triều Tiên của Chủ tịch Trung Quốc

Chuyến thăm 2 ngày của ông Tập - chuyến đi đầu tiên như vậy trong 14 năm, diễn ra một tuần trước cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Dưới đây sẽ là 5 điểm nhấn chính trong các cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và người đồng cấp Kim Jong-un.

Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

Hôm thứ Tư, tờ báo nhà nước Triều Tiên Rodong Sinmun đã đăng một bài xã luận hiếm hoi trên trang nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó ông kêu gọi Triều Tiên tiếp tục đi theo "con đường đúng đắn", hướng tới giải quyết các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.

Người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc - ông Ko Min-jung, bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm của ông Tập sẽ giúp sớm mở ra các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa và hòa bình.

Nhưng các nhà quan sát cho rằng chuyến đi sẽ khó có thể mang lại tiến bộ đáng kể về vấn đề này.

Denny Roy - thành viên cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây của Mỹ, cho biết cuộc gặp mặt sắp tới có khả năng nhấn mạnh sự sẵn sàng đàm phán về phi hạt nhân hóa của Triều Tiên, nhưng sự khác biệt với Mỹ sẽ vẫn là một trở ngại.

"Theo quan điểm của Bắc Kinh, phía Washington nên chấp nhận một thỏa thuận có lợi hơn cho Bình Nhưỡng. Tất nhiên người Mỹ sẽ không nghĩ vậy", chuyên gia Denny Roy cho biết.

Không chỉ là một "chuyến thăm hữu nghị"

Chuyến đi lần này của ông Tập được phía Trung Quốc tuyên bố là "chuyến thăm cấp nhà nước".

Những chuyến đi Triều Tiên trước đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được phân loại chính thức là "chuyến thăm hữu nghị", "chuyến thăm hữu nghị chính thức", các chuyến thăm "chính thức" hoặc "không chính thức".

Ông Roy cho rằng việc tuyên bố chuyến thăm sắp tới sẽ mang cấp nhà nước là động thái cho thấy phía Trung Quốc đã đánh giá cao Triều Tiên.

Việc liên tiếp tham dự các cuộc hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giúp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nâng tầm vị thế của mình trong mắt ông Tập.

"Điều đó đã buộc ông Tập tới gặp mặt Chủ tịch Kim để đảm bảo mối quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không gây ảnh hưởng bất lợi tới Trung Quốc", ông Roy chỉ ra.

Động thái mang tính biểu tượng

Chuyến đi này của ông Tập cũng sẽ bao gồm các hoạt động kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Trung Quốc và Triều Tiên từ lâu đã trở thành đồng minh thân thiết, Chủ tịch Mao Trạch Đông từ ví mối quan hệ giữa hai nước "như môi với răng".

Tuy nhiên, đã có những lúc quan hệ hai nước rơi vào căng thẳng do các động thái có phần hiếu chiến của phía Triều Tiên sau hàng loạt các cuộc thử tên lửa và hạt nhân, cùng với đó là cái chết của người anh cùng cha khác mẹ Chủ tịch Kim Jong-un - ông Kim Jong-nam.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, hai nước hiện vẫn bị ràng buộc bởi một hiệp ước tương trợ.

Rorry Daniels - PGĐ dự án tại Diễn đàn về an ninh châu Á-Thái Bình Dương, cho biết chuyến đi này có thể sẽ nặng về nghi thức và không đi sâu vào các chi tiết.

Các nỗ lực ngoại giao trong năm 2018 đã cho thấy Triều Tiên muốn tái huy động các nguồn lực cho mặt trận ngoại giao và có thể sẵn sàng quay trở lại đàm phán với Mỹ.

"Triều Tiên rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và hiểu rằng Tập Cận Bình là người bảo đảm cho mối quan hệ đó. Có thể là Triều Tiên muốn phối hợp với Trung Quốc trước khi tiếp cận các cuộc đàm phán ngoại giao với Mỹ và các nước lớn khác, bao gồm cả Hàn Quốc.", bà Daniels cho biết.

Tập trung vào nền kinh tế

Chuyến đi cũng có khả năng tập trung vào mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại hơn nữa giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Triều Tiên đã bị tổn thương bởi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, sau hàng loạt các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân trong quá khứ. Chủ tịch Kim Jong-un hiện đang cho thấy quyết tâm cải tổ đất nước bằng cách phát triển kinh tế.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cho rằng chuyến thăm sẽ làm nổi bật các vấn đề kinh tế và thương mại song phương.

Ông Zheng Ji Yong - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết các thỏa thuận hợp tác sẽ tập trung vào du lịch, văn hóa và giáo dục - các lĩnh vực không nằm trong các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Đòn bẩy cho Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ

Việc tổ chức chuyến thăm tới Triều Tiên ngay sát ngày diễn ra cuộc gặp mặt với Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy suy đoán rằng Trung Quốc sẽ cố gắng sử dụng mối quan hệ với Triều Tiên như một đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

Ông Zhao Tong, từ Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua, cho biết Trung Quốc có thể muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán phi hạt nhân để khuyến khích Washington thực hiện một cách tiếp cận mang tính ít đối đầu hơn.

Bằng cách thể hiện mối quan hệ khăng khít với Triều Tiên tại thời điểm cả Washington và Seoul không thể nối lại các cuộc đàm phán cấp cao với Bình Nhưỡng, Bắc Kinh đang báo hiệu cho Washington rằng mình vẫn là một đối tác hữu ích, mang tính xây dựng và không thể thiếu để giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực, theo ông Zhao.

"Tuy nhiên sẽ vẫn có những giới hạn trong các đề nghị của ông Tập. Ông ấy không thể đề nghị trao đổi các tiến bộ về vấn đề Triều Tiên để đổi lấy việc dỡ bỏ thuế quan của Mỹ, bởi không ai có thể đảm bảo phía Triều Tiên sẽ ngừng tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí hay từ bỏ chương trình hạt nhân", ông Roy nói.

Theo SCMP
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.