6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014

Năm 2014 chứng kiến nhiều sự kiện vũ trụ, hàng không nổi bật. Những thành tựu và thảm kịch vũ trụ đều được FoxNews liệt kê trong danh sách dưới đây.
6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014

1. NASA phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ Orion

Ngày 5/12, việc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ Orion trở thành một trong những dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh khám phá bí ẩn vũ trụ của loài người.

Việc tàu Orion bay thử nghiệm thành công lần đầu tiên là cơ sở để con người tiếp cận ‘hành tinh đỏ’ sao Hỏa trong tương lai.

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 1

Tàu vũ trụ Orion của NASA thử nghiệm bay thành công

Sau khi phóng đi, trong 5 giờ bay thử nghiệm, tàu Orion đã thực hiện chuyến hành trình quanh quỹ đạo Trái đất 2 lần.

NASA cho biết, việc tàu Orion bay xa cách Trái đất gần 5.800 km đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử 40 năm trở lại đây.

Riêng siêu tên lửa đẩy tàu Orion cũng đánh dấu một bước quan trọng năm 2014. Nhờ đó, các kỹ sư vũ trụ có thể thiết kế và chế tạo các tên lửa đẩy cho các nhiệm vụ không gian tiếp theo.

2. Vụ tên lửa Antares phát nổ ở Virginia, Mỹ

Một trong những sự kiện liên quan đến vũ trụ, hàng không năm 2014 là vụ tên lửa đẩy Antares cùng tàu vũ trụ chở hàng tiếp tế của NASA cho Trạm Vũ trụ Quốc tế phát nổ 6 giây sau khi phóng tại bệ phóng ở Mid-Atlantic Regional Spaceport (thuộc đảo Wallops, bang Virginia, Mỹ).

Tên lửa Antares do tập đoàn Orbital chế tạo. Ước tính, khoảng 2,5 tấn hàng hóa bao gồm thực phẩm, đồ tiếp tế, thí nghiệm khoa học, bị nhấn chìm trong quả cầu lửa lớn giữa không trung.

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 2

Hình ảnh (minh họa) tên lửa Antares đưa tàu vũ trụ tiếp tế trước...

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 3

...và phát nổ sau 6 giây sau đó

Các nhà khoa học thuộc NASA cho biết, họ đang tiến hành nâng cấp tên lửa Antares khác để bắt đầu phi vụ bay vào năm 2016.

Đọc thêm: Chùm ảnh: Tàu tiếp tế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế nổ tung xác pháo

3. Thảm kịch tàu du lịch vũ trụ SpaceShipTwo phát nổ

Ngày 31/10/2014, hàng không thế giới tiếp tục chứng kiến thảm họa nổ tàu du lịch vũ trụ SpaceShipTwo.

Theo Cục hàng không Liên bang Mỹ, vụ nổ xảy ra ngay sau khi chiếc máy bay có nhiệm vụ nâng tàu vũ trụ WhiteKnightTwo nhả tàu SpaceShipTwo thành công sau 2 phút.

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 4

Xác tàu SpaceShipTwo

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 5

Vụ tàu SpaceShipTwo nổ đã khiến phi công chính
thiệt mạng, phi công phụ bị thương

Tàu du lịch vũ trụ SpaceShipTwo do công ty Virgin Galactic (thuộc Tập đoàn Virgin) phát triển, phát nổ trên một địa điểm thuộc sa mạc Mojave, bang California (Mỹ) trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Phi công chính là Michael Alsbury đã thiệt mạng sau vụ nổ. Rất may, phi công thứ hai là Peter Siebold đã may mắn sống sót.

Đọc thêm: Tàu vũ trụ du lịch Mỹ nổ tung khiến 2 phi công thương vong

Được biết, có khoảng 800 hành khách đã đặt cọc tiền trước để có được chuyến du lịch ngoài không gian vũ trụ, cách Trái đất khoảng 13,7 km. Ba trong số 800 hành khách đó là ca sĩ Lady Gaga, nữ diễn viên Angelina Jolie và nam tài tử Ashton Kutcher. Chi phí của mỗi chuyến bay này lên đến 250.000 USD.

4. Tàu Rosetta hoàn thành sứ mệnh đưa robot Philea hạ cánh thăm dò sao chổi sau 10 năm bay

Ngày 12/11, lần đầu tiên trong lịch sử, con tàu Rosetta hoàn thành sứ mệnh vũ trụ đưa robot Philae đáp thành công xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G) sau chuyến hành trình dài 10 năm.

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 6

Tàu mẹ Rosetta hoàn thành sứ mệnh đưa Philae
đáp xuống bề mặt sao Chổi 67P/C-G

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 7

Philae hạ cánh thành công xuống sao Chổi 67P/C-G

Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km. Và sau 10 năm phóng đi từ Trái đất (từ ngày 2/3/2004), robot Philae đã chạm đích thành công ngày 12/11/2014 sau khi tách khỏi tàu mẹ Rosetta 7 giờ trước đó.

Đọc thêm: Tàu thăm dò sao Chổi Philae hạ cánh thành công sau 10 năm bay

Các nhà khoa học hi vọng, sau chuyến hạ cánh thành công của Philae, họ có thể khám phá thêm về bí mật hành tinh được cho là có sự sống tồn tại này.

5. Hợp đồng bạc tỷ của SpaceX và Boeing với NASA

Tháng 9/2014, NASA đã ký hợp đồng với Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian (SpaceX) và hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing để chế tạo ‘taxi vũ trụ’ nhằm đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 8

Dự án 'Taxi vũ trụ' sẽ 'trình làng' năm 2017

Tổng giá trị hợp đồng lên tới 6,8 tỷ USD, trong đó Boeing nhận được 4,2 tỷ, số còn lại thuộc về SpaceX.

Hiện tại, chiếc ‘taxi vũ trụ’ của Boeing là CST-100 và chiếc Dragon V2 (của SpaceX) đang được hai hãng hoàn thiện. Dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2017.

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 9

Taxi vũ trụ Dragon V2 7 chỗ ngồi của SpaceX

Bằng việc đưa phi hành gia lên vũ tụ từ Mỹ, NASA có thể chấm dứt vị trí độc quyền của Nga trong việc vận chuyển phi hành đoàn lên trạm vũ trụ.

6. Ấn Độ bắt tay thăm dò sao Hỏa

Với việc phóng tàu thăm dò sao Hỏa, Ấn Độ là 1 trong 4 quốc gia/cơ quan đưa tàu vũ trụ bay xung quanh quỹ đạo ‘hành tinh đỏ’ năm 2014 (3 quốc gia còn lại là NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Liên Xô (cũ)).

Tháng 11/2013, Ấn Độ phóng tàu Mangalyaan lên thăm dò sao Hỏa. Đến 9/2014, con tàu này đã bay đến quỹ đạo sao Hỏa thành công.

6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014 - anh 10

Tàu thăm dò bề mặt và khí quyển sao Hỏa của Ấn Độ

Sứ mệnh kéo dài 10 tháng của Mangalyaan là nghiên cứu bề mặt và khí quyển của sao Hỏa. Máy ảnh với kỹ thuật hiện đại nhất được Cơ quan Vũ trụ Ấn Độ trang bị đã chớp được những hình ảnh, khoảnh khắc đẹp của ‘hành tinh đỏ’ và vũ trụ.

Xem thêm về Khám phá vũ trụ:

1. Top những khám phá khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014

2. Gió Mặt Trời có thể dự báo đường đi của thiên thạch lao vào Trái Đất

3. Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?

4. Châu Âu sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm sự sống trên sao Mộc năm 2022

5. Năng lượng tối và hành trình khám phá bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ

6. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối)

7. Bí mật Hải Vương tinh, hành tinh khổng lồ lớn hơn Trái đất 17 lần

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.