1. Christine Granville (1908 – 1952 ) - điệp viên kiệt xuất nhất
Christine được coi bà nguyên mẫu cho nhân vật Bond Girl |
Christine Granville tên thật là Krystyna Skarbek, người Ba Lan, từ nhỏ đã thông minh, xinh đẹp, 17 tuổi bà giành được vương miện Hoa hậu Ba Lan. Sau tháng 9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, bà phải sang Anh, bắt đầu trở thành điệp viên cho Anh với những thân phận bí mật.
Nhờ vào sức hấp dẫn mê hồn, với lòng dũng cảm và trí tuệ hơn người, bà nhiều lần thoát khỏi nguy hiểm khi chấp hành những nhiệm vụ tuyệt mật, thu thập được những tin tức tình báo vô cùng quý giá, lại từng giải cứu thành công nhiều chiến binh và chỉ huy của các nước đồng minh, trở thành điệp viên kiệt xuất nhất của Anh trong Thế chiến 2.
Sau chiến tranh, tuy lập được nhiều công trạng, lại là điệp viên được yêu mến nhất của ông Winston Churchill - thủ tướng Anh đương thời, nhưng bà bị cả Ba Lan và Anh đối xử lạnh nhạt.
Không thể đếm hết được số người tình của Christine trước và sau chiến tranh. Chỉ biết trong số họ có hai người "nổi bật" nhất: một người là Ian Fleming – người tình bí mật – một chỉ huy hải quân trong Thế chiến thứ 2, một nhà báo, nhà văn Anh. Bà được coi bà nguyên mẫu cho nhân vật Bond Girl trong cuốn tiểu thuyết trinh thám về điệp viên 007 nổi tiếng của ông.
Người còn lại chính là kẻ đã dùng dao đâm chết bà trong cơn ghen tuông, cuồng loạn khi bà không quay lại với gã lúc hai người gặp lại nhau vào năm 1952. Chính nhát dao của gã si tình đã chấm dứt cuộc đời lừng lẫy của một nhà tình báo bằng cái chết bi thảm trên tình trường.
2. Mata Hari (1876 – 1917) – điệp viên gợi cảm nhất
Mata Hari là nghệ danh của Margaretha Geertruida – một vũ công người Hà Lan – điệp viên hai mang cho Đức và Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Năm 1897, bà cùng chồng đến Java, tại đây bà học được những điệu múa của người bản địa. Sau khi ly hôn, năm 1903, lại đến Paris và trở thành một vũ công. Margaretha có nước da bánh mật, cặp môi dày mọng và đôi mắt to đen láy trông giống như một thiếu nữ phương Đông cộng với màn vũ điệu đầy “khiêu khích” từng làm chấn động Paris một thời, làm chao đảo đáng mày râu quý tộc lắm tiền và “hảo ngọt” ở Paris không biết tiếc tiền chỉ để có “tình một đêm” với bà.
Những buổi biểu diễn lưu động của bà đã khiến cả Châu Âu phát cuồng, nhưng cuộc đời là một gián điệp của bà thậm chí còn thành công hơn cả những vũ điệu của bà, chính vì bà, nước Pháp đã bị tổn hại nặng nề trong Thế chiến thứ nhất.
Năm 1917, bà bị Pháp bắt giữ và tuyên án tử hình với tội danh làm gián điệp cho Đức. Tuy nhiên, phía Đức lại nói rằng những tin tức của bà không bao giờ được sử dụng, nó không hề có ý nghĩa gì cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
Nhưng, dù thế nào, kết cục bi thảm của bà là không thể tránh khỏi cho một điệp viên hai mang.
3. Manci Gertler - điệp viên nguy hiểm nhất
Manci Gertler sinh ra tại Budapest thủ đô Hungary, lớn lên ở Ba Lan, được coi là phiên bản “Mata Hari Anh quốc”. Năm 1935, bà đến Anh thử vận may. Đến Anh quốc không lâu, bà nhanh chóng bước chân vào xã hội thượng lưu, cho đến tận ngày nay, Cơ quan an ninh MI5 của Anh vẫn chưa rõ bà tại sao bà lại làm được như vậy.
Gertler kết hôn với huân tước Howard . Nhân viên tình báo cao cấp của MI5 cho rằng, Gertler có thể là một “con mụ nguy hiểm nhất”. Bà ta xây dựng những mối “quan hệ bất thường” với hàng loạt quý tộc, đại sứ và các sĩ quan quân đội, để làm tăng thêm sức ảnh hưởng của mình và thu về những tin tức tình báo mà bà ta cần.
Tháng 2 năm 1941, Gertler bị bắt giữ và bị giam trong nhà tù Holloway (Luân Đôn - Anh). Nhưng chỉ ba tháng sau, bà được trả tự do.
Năm 1945, chiến tranh kết thúc, Gertler và huân tước Howard ly hôn, bà di cư đến Úc.
4. Nancy Grace Augusta Wake (1912- 2011) – điệp viên dũng cảm nhất
Năm 1940, 6 tháng sau khi Nancy kết hôn, Đức Quốc Xã đánh chiếm Pháp. Từ đây, Nancy bắt đầu hành động chống lại Đức Quốc Xã, trở thành chiến sĩ kiên cường và người tổ chức chống lại bọn Phát xít. Bà mạo hiểm chọc thủng phòng tuyến bị Đức phong tỏa, tìm cách đưa tin và đồ ăn cho tổ chức ngầm ở miền nam nước Pháp.
Về sau, lợi dụng thân phận là vợ của một thương gia giàu có, bà làm được giấy tờ giả, để tiếp tục được ở lại vùng địch chiếm đóng. Bà mua một chiếc xe cứu hộ, giúp đỡ hơn 1000 người là các tù binh và phi công của quân đồng minh trốn sang Tây Ban Nha qua biên giới Pháp.
Đức Quốc Xã treo thưởng tầm nã bà, nhận thấy tình thế ở Pháp nguy hiểm, bà tìm cách vượt qua núi Pyrénées trốn sang Tây Ban Nha, cuối cùng chạy sang Anh.
Bọn Gestapo - lực lượng Mật vụ do Đức Quốc xã lập ra khi đó đều rất kính nể bà, chúng gọi là bà “Chuột bạch” do kỹ năng vùng thoát khỏi nguy hiểm siêu phàm của bà.
Nancy Wake, được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong |
Tháng 4/1944, Nancy và một nhân viên hoạt động đặc biệt bí mật về miền trung Pháp, phụ trách công việc tuyển mộ và xây dựng lực lượng kháng chiến, thiết lập kho vũ khí bí mật, đồng thời phụ trách liên lạc với Anh. Đối mặt với hơn 22 000 quân Đức, cấp dưới của bà đang từ hơn 3000 người tăng lên hơn 7000 người, chính nhờ lực lượng này đã tạo nên đòn đánh khá hiệu quả của Pháp nện vào quân Đức.
Bà đã nói “Tôi chưa từng biết sợ” khi có người hỏi bà đã từng cảm thấy sợ hãi hay không.
(Còn nữa........)
Dịch theo Sina.com
Xem thêm:
1. Những kẻ sát nhân bí ẩn nhất thế giới [Kỳ 2]
2. 25 vua chúa điên rồ nhất lịch sử nhân loại (1)
3. Những mật mã ẩn chứa trong 10 tuyệt phẩm hội họa kinh điển