80% người mắc ung thư là do môi trường sống

(Ngày Nay) - Tốc độ tăng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đang được xếp vào nhóm nhanh nhất thế giới khi chỉ sau 15 năm (1990-2015), số ca mắc mới đã tăng gấp 2 lần. Ước tính, đến năm 2020, con số này sẽ khoảng 200.000 ca.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 94.000 người chết do ung thư, tương ứng mỗi ngày có 257 người chết. 5 loại ung thư phổi, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. Trong đó, 5 loại ung thư thường gặp nhiều nhất ở nữ gồm: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. 5 loại ung thư nhiều nhất ở nam giới gồm: Ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đầu trực tràng và ung thư thực quản.

PGS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, có 4 nguyên nhân chính khiến ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Thứ nhất là tuổi thọ người Việt ngày càng cao và tuổi càng cao thì tỷ lệ phơi nhiễm với các nguy cơ ung thư càng lớn. Thứ hai là nhận thức của người dân về sức khỏe ngày càng tăng, số người chủ động đi khám khi nghi ngờ bệnh tăng nên tỷ lệ phát hiện bệnh tăng. Thứ ba là các phương tiện chẩn đoán trong y học ngày càng tốt hơn, tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn. Thứ 4, do tác động của các nguyên nhân hiện hữu gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong.

Giám đốc Bệnh viện K Trung ương nhấn mạnh thêm, ung thư là bệnh lý gây ra do nhiều nguyên nhân kết hợp, trong đó chỉ có dưới 10% ung thư phát sinh do các rối loạn trong cơ thể, 80% do liên quan yếu tố môi trường sống.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.