Ai Cập dự kiến sản xuất 40.000 rocket cho quân đội Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tiết lộ này được đưa ra trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hơn một năm qua, trong đó cả hai bên đều đang tìm cách bổ sung vũ khí đang cạn dần.
Ai Cập dự kiến sản xuất 40.000 rocket cho quân đội Nga

Thông tin bị rò rỉ

Theo tờ Washington Post ngày 10/4, tài liệu mật của Lầu Năm Góc vừa bị rò rỉ có thông tin cho thấy Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã ban hành chỉ thị vào ngày 1/2 về giữ bí mật việc cung cấp rocket cho Nga để “tránh các vấn đề với phương Tây”.

Ông el-Sisi nói với một người được gọi là Salah al-Din rằng cần thông báo với các công nhân nhà máy là các rocket này được sản xuất để quân đội Ai Cập dùng.

Người có tên Salah al-Din có lẽ là Mohamed Salah al-Din, bộ trưởng phụ trách sản xuất quân sự của Ai Cập.

Theo tài liệu mật, số rocket mà Ai Cập định chuyển cho Nga nói trên sẽ do Nhà máy 18 sản xuất. Đây là tên một nhà máy sản xuất hóa chất có tuổi đời hàng chục năm.

Tài liệu trích lời ông Salah al-Din nói rằng ông sẽ ra lệnh cho người của mình làm việc theo ca nếu cần thiết vì đó là điều tối thiểu mà Ai Cập có thể làm để đền đáp sự giúp đỡ trước đó của Nga.

Tài liệu không nói rõ Nga từng giúp đỡ gì cho Ai Cập trước đó. Theo tài liệu, ông Salah al-Din đã nói rằng người Nga cho biết họ sẵn sàng “mua bất cứ thứ gì”.

Nga và Ai Cập gần đây đã ký kết một số thỏa thuận quan trọng, trong đó có thỏa thuận trong năm nay để Nga xây dựng một cơ sở đường sắt lớn ở Ai Cập. Rosatom, tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Nga, cũng đã bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập vào năm 2022.

Sau khi xung đột ở Ukraine làm gián đoạn hoạt động mua lúa mì Ukraine, Ai Cập bắt đầu chuyển sang mua nhiều ngũ cốc của Nga. Thỏa thuận này đã giúp Ai Cập tránh được tình trạng thiếu lúa mì có thể gây ra bất ổn xã hội.

Trong tài liệu, Tổng thống el-Sisi nói rằng ông đang cân nhắc bán những thứ thông thường cho Trung Quốc để lấy chỗ sản xuất thêm Sakr 45 - một loại rocket 122mm do Ai Cập sản xuất. Tài liệu không nói rõ liệu các rocket sẽ được sản xuất cho Nga có phải là Sakr 45 hay không, nhưng những rocket như vậy sẽ tương thích với các bệ phóng tên lửa đa năng Grad của Nga.

Mặc dù tài liệu mật không nêu rõ làm thế nào mà chính phủ Mỹ thu thập được thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận của Ai Cập, nhưng một số thông tin trong các tài liệu bị rò rỉ gần đây dường như cho thấy Mỹ dựa vào thông tin tình báo tín hiệu - tức là các phương tiện kỹ thuật như chặn thu thông tin liên lạc. Chính phủ Mỹ có khả năng nghe lén rất mạnh và từng nghe lén liên lạc từ các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Cuộc trò chuyện ngày 1/2 liên quan đến ông el-Sisi diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp Tổng thống Ai Cập trong chuyến thăm Cairo. Ngay sau chuyến thăm của ông Blinken, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã tới Nga để hội đàm với các nhà lãnh đạo Nga. Quan hệ giữa Mỹ và Ai Cập trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.

Cung cấp vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine sẽ là một bước đi mạo hiểm, có thể khiến Ai Cập bị Mỹ trừng phạt. Nước này dù có quan hệ sâu sắc hơn với Nga, nhưng vẫn đầu tư sâu vào quan hệ đối tác với Mỹ.

Tài liệu không nói rõ ràng lý do tại sao Nga quan tâm đến việc mua rocket, nhưng quân đội Nga đã sử dụng một lượng lớn đạn dược ở Ukraine và chính phủ Mỹ cũng đã từng cáo buộc Triều Tiên đang bí mật cung cấp đạn pháo cho Nga và Trung Quốc đang cân nhắc điều tương tự. Cả Triều Tiên và Trung Quốc đều bác bỏ cáo buộc.

Ai Cập và các đối tác khác của Mỹ ở Trung Đông đã cố gắng đứng ngoài cuộc đối đầu giữa các quốc gia phương Tây với Nga liên quan Ukraine.

Phản ứng của các bên

Phản ứng với thông tin bị rò rỉ, Đại sứ Ahmed Abu Zeid, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ai Cập, tuyên bố: “Lập trường của Ai Cập ngay từ đầu là không can dự vào cuộc khủng hoảng này và cam kết duy trì khoảng cách bình đẳng với cả hai bên”.

Ông cũng khẳng định Ai Cập ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi cả hai bên chấm dứt hành động thù địch và đạt được giải pháp chính trị thông qua đàm phán”.

Một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên bình luận về kế hoạch Ai Cập bán rocket cho Nga: “Chúng tôi không biết về việc thực hiện kế hoạch đó. Chúng tôi chưa thấy điều đó xảy ra”.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra vụ rò rỉ tài liệu mật.

Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Murphy thuộc Ủy ban Đối ngoại và Phân bổ ngân sách của Thượng viện Mỹ, cho biết: “Ai Cập là một trong những đồng minh lâu đời nhất của chúng ta ở Trung Đông. Nếu đúng là ông el-Sisi đang bí mật chế tạo rocket cho Nga để có thể sử dụng ở Ukraine, thì chúng ta cần phải tính toán nghiêm túc về tình trạng mối quan hệ của chúng ta”.

Bà Sarah Margon, Giám đốc chính sách đối ngoại của Mỹ tại Tổ chức Xã hội Mở, nhận định: “Việc bán và giao rocket có chủ đích cho chính phủ Nga là điều không thể chấp nhận, đặc biệt là đối với một đồng minh thân cận của Mỹ”.

Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.