Ẩm thực Việt góp mặt trên “sân chơi” thị trường lớn của thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Từ lâu, ẩm thực Việt đã luôn có sức hút với bạn bè quốc tế. Theo chuyên trang Taste Atlas , Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên bản đồ ẩm thực châu Á nhờ hàng loạt món ăn hấp dẫn. Việc doanh nghiệp Việt có tiềm lực mang văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, không chỉ góp phần đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới còn giúp quảng bá hình ảnh đất nước cho những lợi ích lâu dài trong tương lai.
Nước mắm Chin-su "đốn tim" người Nhật
Nước mắm Chin-su "đốn tim" người Nhật

Tự tin với chất lượng sản phẩm mang đậm “chất” Việt, Masan cũng như hàng trăm doanh nghiệp nội địa khác, thông qua những thương hiệu thế mạnh của mình, như bộ gia vị CHIN-SU, phở CHIN-SU, Lẩu tự sôi Omachi, cà phê Vinacafe, .v.v…mong muốn ”gây thương nhớ” cho người tiêu dùng toàn cầu.

Ẩm thực Việt góp mặt trên “sân chơi” thế giới

Với mục tiêu xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam thành công trên thị trường quốc tế, tại ĐHĐCĐ 2023 vừa qua, Masan đã chia sẻ về chiến lược "Go Global" mang niềm tự hào ẩm thực Việt ra toàn cầu bằng những sản phẩm chiến lược như bộ gia vị CHIN-SU, phở CHIN-SU, Lẩu tự sôi Omachi, cà phê Vinacafe... Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng phấn đấu trong 5 năm tới (2023-2027) sẽ đạt doanh thu từ 80.000-100.000 tỷ đồng, trong đó 85% từ nội địa và 15% xuất khẩu.

"Nếu một công ty có thể đưa thực phẩm Việt Nam ra ngoài thế giới thì chúng ta (Masan Group) có thể làm điều đó tốt nhất", ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer chia sẻ. Với định hướng không ngừng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm quy mô quốc tế, Masan Consumer đã tập trung đẩy mạnh thêm xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Bắc Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc… Các sản phẩm sẽ có chung hương vị cơ bản mang đặc trưng ẩm thực Việt Nam, cộng thêm sự điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị của các thị trường mục tiêu.

Với động thái cam kết san sẻ 50% chi phí marketing cho digital, xây dựng trung tâm thấu hiểu người dùng, có thể nói, Masan Consumer là doanh nghiệp đầu tư “có chiều sâu” cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Việc này đã góp phần chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và các tiêu chuẩn khắt khe của từng thị trường khác nhau trong lộ trình đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới.

Một trong những sản phẩm xuất khẩu được ông Thắng chia sẻ trong ĐHĐCĐ là "Lẩu bò riêu cua Hà Nội". Đây là sản phẩm lẩu tự sôi, không cần nước nóng, bếp gas, không cần đồ khô, chỉ cần đổ nước lọc vào gói sản phẩm, trong thời gian 5-10 phút nồi lẩu sẽ "tự sôi". Bên cạnh đó, ông Thắng cho biết, không chỉ dừng lại ở lẩu, Masan Consumer sẽ cung cấp cho người tiêu dùng toàn cầu các sản phẩm bún, cháo, phở, hủ tiếu... đúng hương vị Việt Nam mà không cần phải đun nấu.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Năm 2022, đồng Yên suy yếu do chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ (Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản), cùng với giá dầu tăng cao do ảnh hưởng cuộc chiến Nga-Ukraina, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, khiến chi phí sản xuất tăng. Hệ quả là những mặt hàng thiết yếu của Nhật Bản cũng lên giá từng ngày làm cho việc chi tiêu của các hộ gia đình trở nên căng thẳng.

Tại hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản 2022, ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, nhận đình rằng đây là cơ hội cho Việt Nam nếu như hàng Việt Nam đảm bảo được chất lượng tương đương nhưng có giá bán thấp hơn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào Nhật Bản; hoặc Việt Nam cung cấp được các mặt hàng có thể thay thế cho sản phẩm nội địa của Nhật Bản.

Đồng tình với quan điểm này, Masan và những đơn vị xuất khẩu thực phẩm khác trong nước, nhận thấy rằng là cơ hội tham gia thị trường “khó tính” bậc nhất trên thế giới, Nhật Bản.

Masan đã thành công giới thiệu mắt bộ sản phẩm Gia vị Nhật Bản tại Triển lãm Ẩm thực Quốc tế Japan Foodex vào tháng 3/2023 vừa qua. Cụ thể, tương ớt CHIN-SU kết hợp với Wasabi cay nồng tạo nên một vị cay độc đáo mới, hạt nêm CHIN-SU sử dụng 2 nguyên liệu Shitake & tảo bẹ Kombu từ Nhật Bản, nước tương theo phong cách lên men tự nhiên truyền thống Nhật Bản và Nước mắm Cá Cơm Biển Đông mang hương vị đậm đà đặc trưng Việt Nam. Đây là một trong những hội chợ quốc tế thường niên chuyên ngành thực phẩm và đồ uống lớn nhất ở châu Á, là cơ hội quảng bá của doanh nghiệp nước ngoài đến thị trường hơn 125 triệu dân.

Ẩm thực Việt góp mặt trên “sân chơi” thị trường lớn của thế giới ảnh 1

Tương ớt Chin-su có hơn 4 năm chinh phục ẩm thực Nhật

Theo Ông Jorgre Imai- Chủ tịch công ty Imai Limited, nhà nhập khẩu chính thức bộ sưu tập gia vị của Masan: “Việc CHIN-SU ra mắt bộ sưu tập gia vị cao cấp tại thị trường Nhật cho thấy được sự nắm bắt thị hiếu của thị trường với các sản phẩm mang đậm tính đặc trưng cũng như sáng tạo. Bộ sản phẩm của Việt Nam này rất phù hợp với khẩu vị Nhật Bản. Chắc chắn những người Nhật yêu ẩm thực Việt cũng sẽ rất yêu thích bộ gia vị này”. Hiện tại, những sản phẩm này đã đến tay người tiêu dùng Nhật thông qua các siêu thị, nhà bán hàng lớn tại đất nước hơn 125 triệu dân.

Không chỉ tập trung chinh phục thị trường khó tính bậc nhất như Nhật Bản, lộ trình vươn ra thế giới của Masan còn bao gồm kế hoạch ra mắt các sản phẩm phở ăn liền hoàn toàn mới cho thị trường trong nước và Hàn Quốc vào tháng 5/2023, cuối tháng 8 sang tháng 9, đơn vị này dự kiến sẽ tham gia thị trường Mỹ và Châu Âu. Từ năm 2024, các sản phẩm bữa sáng đặc trưng Việt như hủ tiếu, bún, miến… sẽ tiếp tục mang câu chuyện hương vị Việt Nam vươn ra thế giới.

Việc xuất khẩu thành công sản phẩm sang các thị trường lớn không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Masan, mà còn góp phần ghi dấu và khẳng định vị thế hương vị Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.