Ấn Độ: 11 phụ nữ tử vong, 62 người nhập viện do phẫu thuật triệt sản

Nhà chức trách Ấn Độ cho biết ít nhất 11 phụ nữ đã thiệt mạng và 62 người khác phải nhập viện sau khi phẫu thuật triệt sản miễn phí tại một trung tâm triệt sản miền Đông nước này.
Ấn Độ: 11 phụ nữ tử vong, 62 người nhập viện do phẫu thuật triệt sản

Những người chết và bị thương nằm trong số hơn 80 phụ nữ khi khi tham gia phẫu thuật triệt sản tại một trung tâm y tế ở huyện Bilaspur ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, giám đốc sức khỏe y tế khu vực, RK Vange cho biết.

Ấn Độ: 11 phụ nữ tử vong, 62 người nhập viện do phẫu thuật triệt sản - anh 1

Ít nhất 11 người phụ nữ Ấn Độ đã tử vong sau phẫu thuật triệt sản.

Phẫu thuật triệt sản là một sáng kiến của chính phủ nhằm hạn chế việc gia tăng dân số đến chóng mặt tại quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới này. Chương trình quy định không được cưỡng bức hay bắt buộc người dân tham gia. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì sức khỏe sinh sản gọi đó là hành động phi đạo đức.

Những ca triệt sản này được thực hiện vào hôm thứ 7, Vange cho biết. Nhiều phụ nữ sau đó đến tận thứ hai mới phát hiện ra biến chứng. 6 trong số hàng chục ca điều trị tại bệnh viện đang trong tình trạng nguy kịch.

Ông Raman Singh, Thủ hiến bang Chhattisgarh, cho biết, 4 bác sỹ làm việc tại trung tâm triệt sản này đã bị đình chỉ công tác do "sơ suất" trong việc khử trùng dẫn đến vụ việc kinh hoàng trên.

Theo CNN, 83 phụ nữ này đã phải phẫu thuật khử trùng trong 5 giờ đồng hồ tại trung tâm này.

Ấn Độ: 11 phụ nữ tử vong, 62 người nhập viện do phẫu thuật triệt sản - anh 2

Một nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện.

Trước vụ việc trên, các nhà hoạt động cho biết sẽ yêu cầu chính phủ xem xét lại những chương trình kiểm soát sinh sản và phải tiến hành nâng cấp các cơ sở y tế trên cả nước.

Cơ quan kiểm soát nhân quyền đã lên án hành động này của các quan chức y tế Ấn Độ. Họ cho rằng phụ nữ nước này đã được trả tiền hoặc bị ép buộc để tiến hành phẫu thuật triệt sản trong điều kiện mất vệ sinh.

Tổ chức này kêu gọi chính quyền Ấn Độ nên tập trung nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc kiểm soát sinh sản và cho rằng có thể thực hiện bằng cách ít nguy hiểm hơn là thắt ống dẫn tinh nam.

Ấn Độ: 11 phụ nữ tử vong, 62 người nhập viện do phẫu thuật triệt sản - anh 3

Các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Bilaspur, Chattisgarh.

Kerry McBroom, Giám đốc Sáng kiến ​​về Quyền sinh sản tại cơ quan Luật Nhân quyền ở New Delhi nói: "Sự cố này gần như là không thể tránh khỏi chính bởi điều kiện không an toàn, phi đạo đức và mất vệ sinh vẫn tồn tại trên khắp Ấn Độ trong các trung tâm này."

Các trung tâm như vậy ngày càng phổ biến trong bối cảnh nỗ lực kiểm soát dân số của chính phủ, McBroom nói với CNN.

Bà McBroom cho biết: "Bạn có thể thấy rằng không có điện, không có nước sinh hoạt, không có đủ nhân viên trong các cơ sở này. Họ sẽ không có những thứ cần thiết như máu trong trường hợp một ai đó bị xuất huyết... Thậm chí họ còn không có đủ găng tay hoặc áo blouse".

McBroom nhấn mạnh thêm: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy một sự việc nghiêm trọng nào như vậy ở một trung tâm y tế. Sự việc này đã đánh một hồi chuông cảnh tỉnh về hoạt động triệt sản trên khắp đất nước Ấn Độ suốt mấy năm qua".

>>> Xem thêm:

- Mỹ duy trì lệnh cấm kết hôn đồng tính ở 4 tiểu bang

- Người nổi tiếng và những cái chết bằng tự tử đầy đau đớn

- Điện ảnh thế giới vĩnh biệt diễn viên hài tài năng Mỹ Robin Williams

Bình luận
Tác phẩm “Chợ hoa Tết Hàng Lược”. Ảnh: Minh Ngọc
Triển lãm 75 tác phẩm tranh cắt vải độc đáo
(Ngày Nay) - Triển lãm giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải - kết quả của 45 năm miệt mài lao động, đi qua nhiều vùng miền trên mảnh đất hình chữ S của hoạ sỹ Trần Thanh Thục.
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
(Ngày Nay) -HiGreen Trường Sa – chương trình do Ngân hàng Quân đội MB và Quân chủng Hải quân chung tay khởi xướng – hướng tới mục tiêu trồng mới một triệu cây xanh trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được phát động chính thức chiều nay, 02/04/2025.
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
(Ngày Nay) - Được thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền.