Ấn Độ: Giới trẻ đối diện với nguy cơ thiếu việc làm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những gì đang xảy ra ở Ấn Độ ngày nay có thể dễ dàng xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, với Internet giá rẻ và một lượng lớn dân số trẻ buộc phải sống nhàn rỗi vì thiếu việc làm.
Ấn Độ: Giới trẻ đối diện với nguy cơ thiếu việc làm

Khi dân số Ấn Độ năm nay dự kiến vượt qua Trung Quốc, những tham vọng chưa thực hiện được của vô số thanh niên – chiếm hơn một nửa trong 1,4 tỷ người ở độ tuổi dưới 30 - có thể tạo gánh nặng cho thế giới nếu không được giải quyết vấn đề việc làm.

Nhiều thanh niên Ấn Độ đang phải vật lộn để tìm việc làm. Không giống như Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không phụ thuộc vào lực lượng lao động trẻ sản xuất hàng hóa.

Bị loại khỏi thị trường lao động truyền thống, những lựa chọn thay thế mà thanh niên trong độ tuổi lao động của Ấn Độ đang tìm đến mới đây sẽ dự báo tương lai việc làm trên toàn cầu.

Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới chứng kiến ​​một sự kết hợp đặc biệt: sự xuất hiện của một lượng lớn dân số trẻ đầy tham vọng và am hiểu công nghệ trong bối cảnh thị trường việc làm đang thu hẹp và Internet chuyển đổi nhanh chóng.

Những gì đang biến chuyển ở Ấn Độ cũng sẽ giúp phần còn lại của thế giới nắm rõ hơn về viễn cảnh tương lai có thể xảy đến với họ.

Nghĩ cách cho nền kinh tế tự do

Trong khi thị trường việc làm truyền thống trong lĩnh vực công nghệ của Ấn Độ mở rộng, các nhà tuyển dụng vẫn luôn phàn nàn về tình trạng không có nhân tài do thiếu giáo dục và đào tạo kỹ năng trình độ.

Ngay cả khi nhiều người tìm việc nâng cao tay nghề, thì ngành công nghệ thông tin, hiện có khoảng 5,1 triệu người lao động, chỉ có thể tuyển dụng rất ít từ 4,75 triệu người Ấn Độ tham gia lực lượng lao động mỗi năm.

Những người còn lại phải tìm công việc khác. Để phục vụ cho thị trường 750 triệu người dùng điện thoại thông minh, nền kinh tế tự do đang phát triển nhanh chóng của Ấn Độ đang thu hút số lượng lớn lao động trẻ. Hàng triệu người trong số họ luôn xuất hiện trên đường, vào bất khung giờ nào để giao đồ ăn, chở khách và mang theo bộ dụng cụ làm đẹp làm dịch vụ chăm sóc da mặt tại nhà. Thu nhập từ mỗi chuyến đi giao hàng hay chở khách thường khiêm tốn.

Khi các vụ lạm dụng và bóc lột chồng chất, nhiều người lao động làm việc tạm thời của Ấn Độ đang đặt câu hỏi về lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Mithun Kumar, một nhân viên giao hàng cho một công ty thương mại điện tử mới 19 tuổi và chưa học hết cấp 3, cho biết cậu đã từng rất vui vì tìm được việc làm ở Bihar. Công việc này cho phép cậu có thể làm việc bất kỳ lúc nào và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cậu muốn. Nhưng giờ đây, không còn tiền tiết kiệm trong ngân hàng và gặp vấn đề về tiền bạc ở nhà, Kumar cảm thấy bế tắc khi phải chờ đợi ứng dụng giao công việc cho mình.

“Tôi sẽ về lại quê làm việc tại cửa hàng sửa chữa xe máy của chú”, Kumar cho biết và nói rằng công việc sửa chữa xe dù không có tiền lương trả ngay nhưng cậu sẵn sàng chấp nhận bất kỳ cơ hội nào để bắt đầu “công việc thực sự”.

Nếu lao động tự do đang mất dần triển vọng tại một trong những thị trường lớn nhất dành cho việc làm kỹ năng thấp, có lẽ thế giới việc làm cần một hướng đi mới.

Làm mồi cho truyền thông xã hội

Có nhiều cách khác mà giới trẻ Ấn Độ đang định hình tương lai của công nghệ. Người Ấn Độ đóng góp một trong những cơ sở người dùng lớn nhất cho một số nền tảng công nghệ lớn trên thế giới, bao gồm YouTube, WhatsApp và Instagram.

Với hàng triệu lượt thích, lượt chia sẻ mỗi ngày, mô hình sử dụng mạng xã hội của người trẻ Ấn Độ cũng đang ảnh hưởng đến sự thay đổi của các nền tảng xã hội trong tương lai: nhiều video hơn để giải quyết vấn đề tỷ lệ biết chữ thấp, mở rộng giao dịch thương mại xã hội như mua/bán trong các cộng đồng nhỏ hay xu hướng gia tăng những nhân vật có ảnh hưởng…

Các nhà lãnh đạo của các công ty công nghệ lớn cũng có thể muốn nghiên cứu hành vi của người dùng Ấn Độ để chuẩn bị cho các kịch bản.

Thông tin sai lệch trở thành vấn đề nghiêm trọng của Internet Ấn Độ. Những ngôn từ mang tính thù địch, tin tức giả mạo được đăng tải và chia sẻ thường xuyên hơn bao giờ hết.

Mới đây, Monu Manesar - một người từng nhận được Nút bạc của YouTube - đã bị cảnh sát bắt giữ vì có liên quan đến sát hại 2 người đàn ông Hồi giáo. Trước đó, người này nổi lên với loạt video có nội dung thù hận chống lại người Hồi giáo. Tài khoản của anh ta thu hút được hơn 100.000 người theo dõi.

Sau vụ việc, YouTube cho biết họ đã xóa Manesar khỏi chương trình đối tác của mình cũng như dấu tích màu xanh của anh ta trên Instagram cũng bị xóa.

Nhưng hành động của YouTube rõ ràng là quá muộn. Trước vụ giết người, các nhóm nhân quyền nghiên cứu ngôn từ kích động thù địch trực tuyến cho biết họ đã bày tỏ quan ngại rằng các bài đăng của Manesar gây ra mối đe dọa khẩn cấp đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, các công ty mạng xã hội không làm gì cả, cũng như không có động lực thúc đẩy chấm dứt một tình trạng kích động, thù địch trên các nền tảng.

Do không có biện pháp xử lý, những gì đang xảy ra ở Ấn Độ ngày nay có thể dễ dàng xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, với Internet giá rẻ và một lượng lớn dân số trẻ buộc phải sống nhàn rỗi vì thiếu việc làm.

Nếu như thế giới không tạo ra những công việc ý nghĩa nhanh như nó đang kết nối những người trẻ, thì không ai có thể an toàn trước tình trạng lừa đảo hoặc hành vi bức hại tràn lan.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.