Ấn Độ: Thiếu nữ bị chặt đầu do chế độ phân biệt đẳng cấp

(Ngày Nay) - Sự quan ngại về tình trạng bạo lực do phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ đang gia tăng sau khi một cô gái 13 tuổi từ một tầng lớp thấp hơn đã bị một người từ đẳng cấp trên chặt đầu tại một tiểu bang miền Nam, theo cảnh sát địa phương.

Ấn Độ: Thiếu nữ bị chặt đầu do chế độ phân biệt đẳng cấp

Đơn khiếu nại được đệ trình lên sở cảnh sát quận Salem của bang Tamil Nadu cáo buộc rằng nạn nhân đã chối bỏ đẳng cấp của bị cáo, gây ra một phản ứng bạo lực sau đó.

"Cô gái đã bị sát hại dã man. Cuộc điều tra đang diễn ra và bị cáo đã bị bắt", ông Ponkarthik Kumar - viên cảnh sát cấp cao của quận nói.

Những người có đẳng cấp thấp, còn được gọi là Dalit (có nghĩa là "không đáng đụng tới"), là một trong những nhóm người chịu thiệt thòi nhất trong hệ thống đẳng cấp phức tạp của Ấn Độ , thường bị từ chối quyền học tập và làm việc thông qua một hệ thống phân biệt đối xử và lạm dụng.

Mặc dù có nhiều luật và phán quyết của tòa án đã cố gắng tạo ra sự bình đẳng cho các tầng lớp dưới, thế nhưng quan niệm phân chia đẳng cấp này đã cắm rễ rất sâu trong tâm trí người Ấn Độ và tạo ra cản trở cho quá trình đấu tranh, theo các nhà hoạt động.

Ấn Độ: Thiếu nữ bị chặt đầu do chế độ phân biệt đẳng cấp ảnh 1

Những người thuộc tầng lớp Dalit tiến hành biểu tình trước hành động chặt đầu thiếu nữ tại Salem.

"Tại sao nhà chức trách không chứng tỏ quyền lực của mình? Những sự cố như vậy liên tục xảy ra. Khi chúng tôi vận động, sự ý thức chính trị và thiếu ý thức chính trị luôn được chất vấn", bà Radhika Ganesh - một nhà hoạt động chính trị, người đã ủng hộ quyền cho người Dalit trong nhiều năm qua, cho biết.

"Lý do đằng sau tình trạng bạo lực là mức độ chính trị hóa cao của nền chính trị dựa vào chế độ đẳng cấp của Ấn Độ. Điều đó đã dẫn đến sự lạm dụng rộng rãi về quyền lực chính trị", bà Ganesh nói.

Hôm thứ Tư, các nhà hoạt động tại thủ phủ Chennai của bang Tamil Nadu đã tổ chức một cuộc biểu tình có sự tham gia của 300 người đã bất chấp cơn mưa xối xả để phản đối vụ chặt đầu thiếu nữ.

"Chế độ đẳng cấp được chấp nhận ở Tamil Nadu. Mọi người đều im lặng về nó và sự im lặng là tương đương với việc tạo ra bạo lực xung quanh nó", bà Ganesh kết luận.

Theo CNN
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.