Ấn Độ vận động Mỹ miễn trừng phạt vì thương vụ S-400 với Nga

New Delhi đang triển khai chiến dịch ngoại giao lớn để không bị Mỹ cấm vận sau khi ký hợp đồng mua 5 tổ hợp S-400 Nga.
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp phòng không S-400 Nga. Ảnh: TASS.
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp phòng không S-400 Nga. Ảnh: TASS.

Các quan chức Ấn Độ đã thực hiện hàng loạt chuyến thăm đến Mỹ để giải quyết các mối quan ngại của Washington liên quan đến hợp đồng hơn 5 tỷ USD mà New Delhi vừa ký với Moskva để đặt mua 5 tổ hợp tên lửa S-400, theo Times of India.

Trước khi quốc hội nước này phê chuẩn hợp đồng vào ngày 26/9, một phái đoàn quan chức kỹ thuật quân sự cấp cao do phó tư lệnh không quân Ấn Độ khi đó là R Nambiar đã thăm Mỹ trong hai ngày. Đến giữa tháng 9, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval tiếp tục tới Mỹ.

Trong các chuyến thăm này, giới chức Ấn Độ thông báo với chính quyền Mỹ rằng việc mua S-400 là đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đồng thời đảm bảo các hệ thống S-400 sẽ không bao giờ gây nguy hiểm đối với những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington.

Các nguồn tin quân sự khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch thuyết phục Mỹ trong thời gian tới.

Trong chuyến thăm đến New Delhi ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ký thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ USD, trong đó Moskva sẽ bắt đầu cung cấp 5 hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf cho New Delhi từ tháng 10/2020. Thương vụ này từng được lãnh đạo hai nước nhất trí vào tháng 10/2016.

Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó cảnh báo Washington có thể không đưa New Delhi vào danh sách miễn trừ khỏi Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu Ấn Độ theo đuổi hợp đồng mua tên lửa S-400 Nga.

Theo giới quan sát, sở dĩ Ấn Độ phải tích cực thuyết phục Mỹ bởi ngoài tên lửa đạn đạo, các radar của S-400 còn có khả năng thu thập dữ liệu của máy bay chiến đấu và những thiết bị khác. Do đó, Mỹ lo ngại tổ hợp S-400 của Ấn Độ có thể ghi lại tính năng của tiêm kích tàng hình F-35 nếu hai hệ thống này vận hành cùng nhau trong biên chế quân đội Ấn Độ.

Theo Vnexpress
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.