Guardian cho biết trong bài phát biểu từ Australia ngày 27/7, Ngoại trưởng Johnson đã cam kết 2 tàu sân bay mới của Anh sẽ được gửi đến châu Á - Thái Bình Dương.
"Một trong những điều đầu tiên chúng tôi sẽ làm với 2 tàu sân bay khổng lồ mới đóng là gửi chúng đến khu vực này để thực thi tự do hàng hải và khẳng định niềm tin của chúng tôi đối với hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp và tự do hàng hải đối với những vùng nước thiết yếu cho thương mại quốc tế", Guardian dẫn lời ngoại trưởng Anh nói tại Sydney.
Ngoại trưởng Anh đang có mặt tại Australia để tham dự cuộc gặp thường niên giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại trưởng 2 nước Anh - Australia.
|
Trước đó, trả lời phỏng vấn tờ The Australia, Ngoại trưởng Johnson nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi luật pháp ở Biển Đông.
Điều người dân cần là sự chắc chắn là ổn định. Chúng tôi tin rằng sự chắc chắn về pháp lý ở Biển Đông là rất quan trọng".
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy khu vực này bị quân sự hóa. Chúng tôi tin rằng để giao thương được phát triển thì cần có công bằng trong cách vận hành các tuyến đường biển", AFP dẫn lời ông Johnson.
Biển Đông là một trong những tuyến đường biển có giao thương tấp nập bậc nhất trên thế giới với trị giá hàng hóa đi qua khu vực này mỗi năm khoảng 5 nghìn tỷ USD. Đây cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở hầu hết diện tích và liên tục bồi đắp, quân sự hóa các đảo đá.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, chiến hạm lớn nhất và uy lực nhất của hải quân Anh, đã có chuyến đi đầu tiên vào cuối tháng 6 vừa qua. Tàu sân bay thứ hai trong cùng dự án, Prince of Wales, sẽ hoàn thành trong 2 năm tới.
Theo Zing