Anh: Loại bỏ quy định chứng nhận nhập khẩu rượu vang

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 25/7, Chính phủ Anh thông báo sẽ loại bỏ yêu cầu về chứng nhận nhập khẩu VI-1 đối với rượu vang nhằm giảm bớt các thủ tục quan liêu sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Anh: Loại bỏ quy định chứng nhận nhập khẩu rượu vang

Việc hủy bỏ chứng nhận VI-1 sẽ giúp người tiêu dùng Anh tiết kiệm khoảng 130 triệu bảng/năm.

Chứng nhận nhập khẩu VI-1 được EU áp dụng nhằm bảo vệ các nhà sản xuất rượu lớn trong khối khỏi nhập khẩu rượu từ nước thứ ba như Australia, Nam Phi và Argentina.

Tuy nhiên, xuất nhập khẩu rượu vang giữa Anh và EU đã gặp khó khi London tuyên bố sẽ áp dụng chứng nhận VI-1 sau khi rời EU. Điều này khiến tăng chi phí và thủ tục đối với rượu vang nhập khẩu từ Pháp, Italy và Tây Ban Nha vào Anh, gây nên những thiệt hại kinh tế.

Động thái trên của chính phủ Anh được đưa ra sau khi ngành rượu vang nước này cảnh báo thủ tục này có thể gây ra những thiệt hại lâu dài.

EU cung cấp khoảng một nửa trong số 4,4 tỷ USD rượu vang nhập khẩu vào Anh mỗi năm. Chính phủ Anh trước đó cho rằng chi phí sau Brexit sẽ chỉ khiến giá bán lẻ rượu vang nhập khẩu tăng trung bình 10 xu/chai.

Thực tế, để đạt chứng nhận VI-1, các nhà nhập khẩu rượu vang ngon phải tăng chi phí rất nhiều do buộc phải mở các chai rượu quý hiếm hoặc đắt tiền để lấy mẫu kiểm tra chất lượng, mà sau đó không thể bán lại được.

Cũng trong ngày 25/7, Bộ trưởng Thực phẩm và Đồ uống Anh Victoria Prentis cho rằng việc loại bỏ giấy tờ không cần thiết này sẽ giúp nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Anh trong kinh doanh rượu vang trên toàn cầu.

Riêng nhập khẩu rượu vang từ EU vào Bắc Ireland không bị ảnh hưởng bởi chứng nhận VI-1 do vùng lãnh thổ này của Anh vẫn tuân thủ các quy định của thị trường chung EU theo thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU, và Nghị định thư Bắc Ireland.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.