Anh, Mỹ lo ngại Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Anh và Mỹ lo ngại Nga đã chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran để đổi lấy việc Tehran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Moskva.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Anh Keir Starmer, ngoài cùng bên phải, hội đàm tại Washington hôm 13/9. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Anh Keir Starmer, ngoài cùng bên phải, hội đàm tại Washington hôm 13/9. Ảnh: AFP

Trong hội nghị thượng đỉnh tại Washington hôm 15/9, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận rằng hai nước đang thắt chặt hợp tác quân sự vào thời điểm Iran đang trong quá trình làm giàu đủ urani để hoàn thành mục tiêu lâu dài là chế tạo bom hạt nhân.

Các nguồn tin của Anh cho biết Washington và London đang lo ngại về hoạt động trao đổi công nghệ hạt nhân của Iran, một phần trong liên minh ngày càng sâu sắc giữa Tehran và Moskva.

Tuần trước, trong chuyến thăm London để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Ngoại trưởng Anh David Lammy, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự. Song cảnh báo này không được chú ý nhiều vì trọng tâm khi đó là cảnh báo từ Mỹ về việc Iran cung cấp tên lửa cho Moskva.

“Về phần mình, Nga đang chia sẻ công nghệ mà Iran tìm kiếm. Đây là một con đường hai chiều, bao gồm cả các vấn đề hạt nhân cũng như một số thông tin về không gian”, ông Blinken nói.

Anh, Pháp và Đức cũng cảnh báo vào tuần trước rằng kho dự trữ urani làm giàu ở mức độ cao của Iran đang “tiếp tục tăng đáng kể, mà không có bất kỳ lý do dân sự đáng tin cậy nào”.

Tuy nhiên, không rõ Tehran đã trang bị được những kiến ​​thức kỹ thuật nào để chế tạo vũ khí hạt nhân ở giai đoạn này, hoặc nước này có thể chế tạo vũ khí hạt nhanh nhanh như thế nào. Song họ cho rằng việc Iran làm việc với các chuyên gia Nga giàu kinh nghiệm, hoặc học hỏi kiến ​​thức từ Nga sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Về phần mình, Iran phủ nhận nước này đang chế tạo bom hạt nhân và phủ nhận chuyển tên lửa cho Nga. Nga cũng bác bỏ cáo buộc của phương Tây.

Năm 2015, Iran đã đạt được thỏa thuận ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác. Tuy nhiên, đến năm 2018, thỏa thuận này đã bị tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump huỷ bỏ.

Để đáp trả, Iran đã tuyên bố giảm một số cam kết trong thoả thuận hạt nhân, đồng thời tăng giới hạn làm giàu urani.

Mối lo ngại của phương Tây rằng Iran sắp chế tạo vũ khí hạt nhân đã lan truyền trong nhiều tháng, góp phần làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, vốn đã leo thang ở mức cao do cuộc tấn công liên tục của Israel vào Hamas và Dải Gaza.

Iran và lực lượng Hezbollah ở Liban là những bên ủng hộ phong trào Hamas. Do đó, động thái phát triển hạt nhân của Tehran được Israel coi là mối đe dọa trực tiếp.

Ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Iran đã bị cáo buộc cung cấp thiết bị bay không người lái Shahed cho Moskva và giúp Nga xây dựng nhà máy để sản xuất thêm máy bay ném bom các mục tiêu trên khắp Ukraine.

Tháng 4 năm nay, Iran cũng bị cáo buộc phóng tên lửa và thiết bị bay không người lái giống thiết kế của Nga nhằm vào Israel. Cuộc tấn công về cơ bản đã bị ngăn chặn với sự hỗ trợ của Mỹ và Anh.

Nga và Iran, mặc dù không phải là đồng minh trong lịch sử, song ngày càng thắt chặt quan hệ trong việc đối phó phương Tây.

Tuần trước tại London, ông Blinken cho biết tình báo Mỹ đã kết luận lô tên lửa đạn đạo Fath-360 tốc độ cao đầu tiên của Iran, có tầm bắn lên tới 120km, đã được chuyển giao cho Nga.

Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng Starmer đã tới Washington vào hôm 12/9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về chính sách đối ngoại với ông Biden tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc họp riêng tại phòng Bầu dục, tiếp theo là cuộc họp kéo dài 70 phút với các nhóm chính sách đối ngoại hàng đầu của cả hai bên.

Các nhà lãnh đạo và cố vấn đã thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, Iran và cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Trước cuộc họp, các nguồn tin của Anh cho biết hai nước đã lần đầu chấp thuận các nguyên tắc cho phép Ukraine phóng tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh - Pháp vào lãnh thổ Nga. Ngay sau cuộc họp, Thủ tướng Starmer cho biết hai bên đã có cuộc thảo luận rộng rãi về chiến lược. Song không có thông tin cập nhật nào sau cuộc họp sau này.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.