ASEAN Para Games 12 - Động lực lớn để người khuyết tật chơi thể thao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - ASEAN Para Games 12 có nhiều bộ môn thể thao được thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật dựa trên tình trạng thể chất của họ, giúp họ lựa chọn bất cứ môn thể thao nào mình yêu thích.
Kình ngư Võ Huỳnh Anh Khoa (giữa) giành huy chương Vàng đầu tiên cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại ASEAN Para Games lần thứ 11. Ảnh: Chiến Phong/TTXVN.
Kình ngư Võ Huỳnh Anh Khoa (giữa) giành huy chương Vàng đầu tiên cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại ASEAN Para Games lần thứ 11. Ảnh: Chiến Phong/TTXVN.

Các vận động viên bóng bàn khuyết tật cho biết Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12) sẽ là cơ hội tuyệt vời để quảng bá và thu hút thêm nhiều người khuyết tật tham gia hoạt động thể thao.

Chỉ còn 4 ngày nữa là tới lễ khai mạc chính thức ASEAN Para Games 12 được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Nhiều người rất mong chờ sự kiện này và hy vọng đây sẽ là dịp để khuyến khích người khuyết tật tham gia hoạt động thể thao nhiều hơn so với hiện nay.

Pov Nuch, 35 tuổi, vận động viên bóng bàn của đội tuyển Campuchia tham gia ASEAN Para Games 12 cho biết: "Có những người khuyết tật nghĩ rằng họ không thể chơi bất kỳ môn thể thao nào do vấn đề thể chất. Tuy nhiên, nếu họ xem các trận tranh tài trong kỳ ASEAN Para Games sắp tới, tôi tin rằng nhiều người sẽ được tiếp thêm động lực chơi thể thao."

Theo Pov Nuch, có nhiều bộ môn thể thao khác nhau được thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật dựa trên tình trạng thể chất của họ, giúp người khuyết tật có nhiều lựa chọn để chọn bất cứ môn thể thao nào mình yêu thích.

Các vận động viên khuyết tật ở Campuchia cũng như các quốc gia khác trong khu vực ngại tham gia chơi thể thao do chưa nhận được nhiều sự ủng hộ từ gia đình và xã hội, nhưng quan trọng hơn là sự phân biệt đối xử từ cộng đồng khiến họ không thể phát huy hết khả năng của mình.

Pov Nuch nhấn mạnh: "Chơi một môn thể thao rất cần thiết để giúp người khuyết tật khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, hãy nắm lấy cơ hội nếu bạn thực sự yêu thích một môn thể thao nào đó."

Vận động viên 35 tuổi này bắt đầu chơi bóng bàn vào năm 2017. Pov Nuch cho biết anh được bạn bè giới thiệu về môn thể thao này.

Anh chia sẻ: "Khi tôi đến trung tâm dành cho người khuyết tật ở Phnom Penh, tôi thấy có nhiều môn thể thao khác nhau, nhưng bóng bàn phù hợp với tôi nhất. Gia đình và bạn bè của tôi rất tò mò về cách những người như tôi tập luyện và chơi thể thao, vì vậy tôi đã cố gắng giải thích cho họ."

Đây là lần thứ hai Nuch tham gia ASEAN Para Games. Anh hy vọng rằng mình sẽ có màn thể hiện tốt hơn so với ASEAN Para Games 11 diễn ra ở Indonesia năm ngoái.

Anh bày tỏ: "Tôi nghĩ thi đấu trên sân nhà luôn thuận lợi hơn. Bởi chúng tôi sẽ có nhiều người cổ vũ hơn. Chúng tôi đang làm quen với địa điểm thi đấu và cảm thấy vô cùng háo hức. Các vận động viên bóng bàn có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc thi, và chúng tôi rất mong chờ ngày thi đấu."

Nuch sẽ thi đấu ở ba nội dung bóng bàn gồm đồng đội nam, đôi nam và đơn nam tại đại hội năm nay.

Tại ASEAN Para Games năm ngoái, anh đã giành huy chương Đồng nội dung đồng đội nam. Đó là huy chương đầu tiên mà anh giành được với tư cách là một vận động viên.

Ek Nhansamoth, 40 tuổi, một vận động viên khác của đội tuyển bóng bàn Campuchia tại ASEAN Para Games 12, cũng có những kỳ vọng như Pov Nuch. Anh cho biết đội tuyển đã tập luyện từ đầu năm nay.

Chương trình tập huấn diễn ra 6 ngày/tuần và 10 giờ/ngày. Anh chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng có thể thi đấu tốt hơn và cố gắng giành huy chương. Tuy nhiên, có một số đội mạnh mà chúng tôi sẽ phải đối đầu như Thái Lan và Indonesia."

Đội tuyển bóng bàn người khuyết tật của Campuchia được thành lập vào năm 2017, so với đội tuyển từ các nước ASEAN khác, các vận động viên Campuchia vẫn còn khá bỡ ngỡ với môn thể thao này.

Phát minh "Siêu Chi" giúp phi hành gia đứng vững trên Mặt Trăng
Phát minh "Siêu Chi" giúp phi hành gia đứng vững trên Mặt Trăng
(Ngày Nay) -  Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã phát minh ra một công nghệ gọi là “SuperLimbs” (Siêu tay siêu chân) có thể giúp các phi hành gia đứng dậy khi bị ngã trong một môi trường không trọng lực như ngoài không gian.
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh do virus Marburg
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh do virus Marburg
(Ngày Nay) -  Trong bối cảnh bệnh do virus Marburg đang có xu hướng lây lan tại châu Phi, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhận định, nguy cơ bệnh này xâm nhập vào Thành phố không cao, nhưng vẫn có thể xảy ra. Thành phố đã triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh cho thanh thiếu niên
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh cho thanh thiếu niên
(Ngày Nay) - Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.